MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI !

KHI YÊU THƯƠNG ĐƯỢC CHO ĐI CŨNG LÀ KHI YÊU THƯƠNG CÓ THỂ ĐƯỢC GIỮ LẠI MÃI MÃI !

12 điều nhỏ bé làm cho tổ quốc

Posted by isoul trên Tháng Mười Một 17, 2007

Phẩm chất của nhà lãnh đạo

TTCT – Trong tất cả những phẩm chất của người lãnh đạo, chúng ta xem trọng nhất đức tính gì?

Sau cuộc chiến tranh năm 1954, Hàn Quốc bị xem là một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới. Năm 1961, ông Park Chung Hee được bầu làm tổng thống. Ở vị trí này, ông đã cố gắng vay mượn tiền của nước ngoài để tái thiết đất nước, nhưng không một quốc gia nào dám cấp do nền kinh tế Nam Hàn lúc bấy giờ quá mất ổn định. Do đó, ông Park quyết định gửi người trong nước ra lao động ở nước Đức, làm công việc phu mỏ, nhân viên đường sắt và y tá, với hi vọng họ có được công ăn việc làm và có khả năng gửi tiền về giúp tổ quốc.

Năm 1964, khi Park sang Đức xin vay mượn tài chính, hàng trăm người lao động Hàn đã đến chào ông tại sân bay và họ đã khóc khi trông thấy ông. Họ kể với ông về công việc nặng nhọc ở đất khách quê người ra sao, bị giới chủ Đức đối xử tệ bạc và trả lương thấp. Ông Park đã cùng khóc với họ, trước mặt giới báo chí và công chúng Đức. Thủ tướng Đức lúc bấy giờ đã xúc động và nước Đức trở thành quốc gia đầu tiên cho Nam Hàn vay mượn tài chính. Ông Park đã dùng số tiền này để xây dựng những nhà máy đầu tiên tại Nam Hàn.

Khi ông Park lên làm tổng thống vào năm 1961, Hàn Quốc chỉ có gần 200 kỹ sư tốt nghiệp đại học và số tiến sĩ đếm trên đầu ngón tay. Quốc gia này không hề có các chuyên gia kinh tế giỏi, dù là từ nước ngoài về hay được đào tạo trong nước. Ngay bản thân ông Park cũng không thuộc loại có trình độ xuất sắc. Nhưng ông là một con người thật thà dưới con mắt của công chúng và trong đời thường.

Khi ông mất vào năm 1981, cả đất nước Hàn bị “sốc” khi phát hiện Park Chung Hee chỉ sở hữu một căn chung cư cũ nát, mà ông đã mua cho gia đình trước khi lên làm người đứng đầu đất nước. Nhưng cũng vào năm 1981 đó, Hàn Quốc đã trở thành một con rồng của châu Á.

Thành thật là đức tính căn bản nhất của các nhà lãnh đạo. Lão Tử từng khuyên: “Khi chọn một nhà lãnh đạo, đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Thứ đến mới là tài năng”. Trong khi đó, khả năng lãnh đạo chính là bước ngoặt tạo ra tất cả thành công của một công ty, một tập đoàn hay một đất nước. Khả năng lãnh đạo là thứ đã làm ra 500 công ty được xếp trong Top Fortune hằng năm, là quá trình mà Lý Quang Diệu đã xây dựng Singapore từ mức GDP 2,5 triệu USD vào năm 1972 để có được 86 tỉ USD GDP vào năm 2000.

Vì thế, chọn một nhà lãnh đạo đã quan trọng, nhưng chọn một nhà lãnh đạo có đạo đức còn quan trọng hơn. Điều đó cho thấy vì sao mỗi công dân trong một quốc gia nên xem trọng lá phiếu bầu cử nhỏ bé của mình. Chúng ta bỏ phiếu không chỉ vì thói quen, nhưng đó còn là quyết định của khối óc, trái tim và đôi bàn tay cho tương lai của cả một dân tộc. Đó là trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng và xã hội, trước các thế hệ tương lai.

NGUYỄN ĐẠT ÂN (Theo “12 điều nhỏ bé làm cho tổ quốc”)

Posted in VI.TÌNH YÊU ĐẤT NƯỚC | 2 Comments »

Ba câu chuyện cuộc đời !

Posted by isoul trên Tháng Chín 21, 2007

Giữa tháng 6/2005, một bài phát biểu ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ) đã gây chấn động lớn ở các giảng đường ĐH và được đăng tải ở các báo giáo dục và kinh doanh trên thế giới, loan rộng trên internet. Chủ nhân bài phát biểu này là ông Steve Jobs, Giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính Apple Computer và xưởng sản xuất phim hoạt hình Pixar Animation Studio. 

steve
Steve Jobs, Giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính Apple Computer

Không hàm chứa những lời hô khẩu hiệu giáo điều, bài phát biểu của ông Jobs đơn giản là một chuỗi các tự truyện của một doanh nhân thành đạt đã trải qua một cuộc đời nhiều sóng gió và bất ngờ: bỏ học ĐH, mày mò lắp ráp máy tính, bị đuổi khỏi công ty do chính mình sáng lập để rồi cuối cùng lại quay về thống trị…  

Đặc biệt hơn cả, thay vì chúc các tân cử nhân Stanford một sự nghiệp thành công, tương lai chói lọi như thường các đại biểu vẫn làm ở lễ tốt nghiệp, Jobs đã nói: “Hãy cứ đói khát và dại dột” (Stay hungry. Stay foolish”). Bởi vì chỉ có mạo hiểm, mơ ước, và sống đúng với đam mê của mình, mới có thể thật sự thành công và mãn nguyện”.

VietNamNet giới thiệu bài phát biểu của Steve Jobs (mà ông gọi là ba câu chuyện cuộc đời mình) với hy vọng thêm một góc nghĩ cho các bạn trẻ Việt Nam trước  những cuộc thi căng thẳng và những quyết định lớn của cuộc đời.   

Câu chuyện đầu tiên – “kết nối các sự kiện” 

Tôi bỏ học ở trường ĐH Reed sau sáu tháng nhưng vẫn ở lại loanh quanh đến tận 18 tháng nữa mới thực sự ra đi. Tại sao tôi lại chọn bỏ học? 

Mọi thứ bắt đầu từ lúc tôi chào đời. Mẹ đẻ của tôi là một SV trẻ mới tốt nghiệp ĐH, chưa chồng. Vì thế, bà quyết định mang tôi cho làm con nuôi.  Bà tin rằng nên để những người có bằng ĐH mang tôi về nuôi và đã sắp xếp sẵn mọi thủ tục cho con với 2 vợ chồng luật sư. Chẳng thể ngờ, đến lúc tôi chào đời, họ lại đổi ý muốn có con gái. 

Thế là, bố mẹ tôi bây giờ, lúc đó đang trong danh sách chờ đợi, nhận được một cú điện thoại lúc nửa đêm: “Có một bé trai mới sinh chưa ai nhận. Ông bà có muốn nhận không?”  Họ vui mừng  đồng ý ngay.  Khi mẹ đẻ mới biết bố mẹ tôi chưa bao giờ tốt nghiệp ĐH, thậm chí cha tôi còn chưa tốt nghiệp cấp ba, bà nhất định không ký giấy cho con nuôi và chỉ nhượng bộ khi bố mẹ tôi hứa sau này sẽ cho tôi vào ĐH. 

17 năm sau, tôi vào ĐH thật. Nhưng tôi lại ngu ngốc chọn một trường đắt tiền ngang với Stanford, và toàn bộ số tiền ít ỏi của bố mẹ tôi, những người lao động chân tay, đổ vào trả tiền học.

Sau sáu tháng, tôi thấy việc đầu tư như vậy thật vô nghĩa. Tôi không biết mình muốn làm gì và cũng không biết trường ĐH sẽ giúp mình như thế nào. Thế mà tôi vẫn ngồi đây, tiêu tốn những đồng tiền bố mẹ bỏ bao mồ hôi công sức cả đời mới kiếm được. Tôi quyết định bỏ học và tin rằng, mọi thứ rồi cũng được thu xếp ổn thoả. Lúc đó thật sự rất run, nhưng bây giờ nhìn lại, tôi hiểu rằng, đấy là quyết định đúng đắn nhất của đời mình. Ngay khi quyết định bỏ học, tôi đã bỏ những môn bắt buộc mà mình không thích và bắt đầu kiếm các lớp có vẻ thú vị hơn.   

Tôi không được ở KTX, vì vậy tôi ngủ ở sàn nhà phòng các bạn, trả vỏ lon Coca để lấy 5 cent mua thức ăn, và đi bộ hơn 10 cây số dọc thành phố vào các ngày chủ nhật để đến ăn một bữa làm phúc hàng tuần của đền Hare Krishna. Tôi thật sự thích cuộc sống đó. Và chính những gì đã xem, nghe, thấy, khám phá bằng trí tò mò và tri giác của tuổi trẻ…lúc đó đã biến thành những kinh nghiệm quý báu cho tôi sau này.

ĐH Reed lúc đó có trường học dạy thiết kế thư pháp, có lẽ là đỉnh nhất trong cả nước.  Mọi mẫu chữ trên các poster, biển hiệu… xung quanh trường đều rất được thiết kế rất đẹp. 

Lúc ấy, coi như đã bỏ học và không phải học những môn bắt buộc nữa, tôi quyết định chọn lớp học về mẫu chữ mỹ thuật để tìm hiểu cung cách thiết kế. Tôi đã tìm hiểu về các mẫu chữ serif, san serif, về các khoảng cách khác nhau giữa các mẫu chữ, về các phương cách làm cho kiểu in (typography). Những kiểu cách vẽ chứ đó thật gợi cảm, tinh tế, giàu lịch sử. Chúng mê hoặc tôi từ lúc nào không hay.  

Những thứ viển vông này chắc chẳng đem lại một ứng dụng thực tế nào cho cuộc đời tôi.  Thế nhưng 10 năm sau, khi bắt đầu thiết kế chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, tất cả quay trở lại. Chúng tôi đã dồn hết kiến thức của mình vào thiết kế chiếc Mac này. Đó là chiếc máy đầu tiên có kiểu chữ rất đẹp. 

Nếu tôi đã không bước chân vào lớp học thiết kế chữ hồi ĐH, chiếc Mac bây giờ sẽ không bao giờ có các kiểu dáng chữ và các phông chữ có khoảng cách đều nhau như thế này. Và vì thế, có lẽ cũng chẳng máy tính cá nhân nào trên thế giới có các kiểu chữ này (vì Windows cóp hoàn toàn từ Mac). Nếu không bao giờ bỏ học, tôi đã không đi học lớp thiết kế chữ này, và các máy tính cá nhân cũng không có được những mẫu chữ tuyệt diệu hôm nay. Dĩ nhiên, khi còn ngồi ghế nhà trường, làm sao tôi có thể kết nối các sự việc theo hướng như vậy? Nhưng 10 năm sau nhìn lại, tất cả đều rất rõ ràng. 

Dĩ nhiên, các bạn không thể kết nối các sự việc khi nhìn về phía trước, chỉ có thể làm như vậy khi ta nhìn lại một quãng đường. Vì vậy, các bạn  phải tin tưởng rằng các hành vi, sự kiện của hiện tại có một mối liên quan nào đó đến tương lai. Bạn phải tin tưởng vào một điều gì đó – linh tính, số phận, cuộc đời, thuyết nhân quả…bất kỳ cái gì. Lối suy nghĩ này chưa bao giờ làm tôi thất vọng, và chính nó đã tạo nên tất cả những khác biệt trong cuộc đời mình. 

Câu chuyện thứ hai: Tình yêu và sự mất mát 

Tôi đã rất may mắn khi tìm thấy điều mình thực sự yêu thích khi còn trẻ tuổi. Woz và tôi bắt đầu thiết kế máy Apple trong gara ô tô của bố mẹ tôi hồi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ, và trong vòng 10 năm sau, Apple đã trưởng thành. Từ một bộ sậu chỉ có 2 người biến thành một tập đoàn trị giá 2 triệu đô la với hơn 4.000 nhân viên. Chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm đỉnh cao nhất của mình –máy Macintosh – năm trước đó, lúc tôi mới bước sang tuổi 30.   

Rồi tôi bị đuổi việc. Làm sao có thể bị đuổi việc khỏi một công ty bản thân mình sáng lập nên? Chuyện là thế này. Khi Apple mở rộng, chúng tôi thuê một người mà tôi nghĩ là rất tài năng để điều hành công ty cùng mình. Một hai năm đầu, mọi thứ đều ổn. Nhưng rồi những định hướng tương lai có điểm bất đồng, cuối cùng, chúng tôi cãi nhau. Hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, tôi thì ra khỏi công ty, khi 30 tuổi. 

Tâm huyết của cả một thời kỳ đã tiêu tan, tôi hoàn toàn tuyệt vọng. 

Một vài tháng sau đó, không biết phải làm gì, tôi cảm thấy đã không phải với các bậc tiền bối, đã bỏ lỡ cơ hội khi nó đến tầm tay. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce và cố gắng nói lời xin lỗi vì đã làm hỏng mọi chuyện. Là một trường hợp thất bại mà công chúng đều biết đến, thậm chí tôi còn nghĩ đến việc bỏ chạy khỏi thung lũng nơi mình sống.

Nhưng rồi có một điều mà dần dần tôi nhận ra – tôi vẫn rất yêu những việc mình làm! Những biến đổi ở Apple đã không hề làm giảm sút niềm đam mê đó. Tôi đã bị từ chối, nhưng vẫn yêu. Vì thế, tôi quyết định làm lại.  

Lúc đó, tôi không thể nhận thức được rằng, chính việc bị đuổi khỏi Apple là điều tuyệt vời nhất đã diễn ra trong đời. Những gánh nặng của vinh quang được thay thế bởi cảm giác nhẹ nhõm khi bắt đầu lại từ đầu và không chắc chắn về mọi thứ. Tôi được tự do bước vào thời kỳ sáng tạo nhất của cuộc đời. 

Trong vòng 5 năm sau đó, tôi bắt đầu một công ty tên là NeXT, một công ty khác tên Pixar, và đem lòng yêu một người phụ nữ tuyệt vời sau này đã trở thành vợ tôi. 

Pixar bắt đầu sản xuất các phim hoạt hình sử dụng công nghệ máy tính đầu tiên của thế giới, bộ phim Câu chuyện đồ chơi (Toy Story), và bây giờ đã trở thành một trong những xưởng sản xuất phim hoạt hình thành công nhất thế giới.  

Vật đổi sao dời, cuối cùng thì Apple lại mua lại NeXT và tôi trở về Apple, sử dụng chính những công nghệ đã phát triển ở NeXT vào phục hưng lại cho Apple. Tôi và Laurence  đã cùng nhau xây dựng một gia đình đầm ấm. 

Tôi tin chắc rằng, những điều kỳ diệu trên đã không xảy ra nếu tôi không bị đuổi khỏi Apple. Đó là một liều thuốc đắng, nhưng đúng là bệnh nhân cần có nó.  Đôi lúc cuộc đời quẳng một cục gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin.  

Tôi tin rằng, điều duy nhất tiếp sức cho mình là việc tình yêu những việc mình làm.  Bạn cũng vây, phải tìm thấy niềm đam mê của mình. Đối với công việc hay với người tình đều thế cả. Công việc sẽ chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn, và cách duy nhất để thực sự toại nguyện là làm được những điều bạn nghĩ là vĩ đại nhất. Và cách duy nhất để làm được những điều vĩ đại là yêu việc mình làm. Nếu chưa tìm thấy thì bạn cứ tiếp tục tìm đi. Đừng bằng lòng với sự ổn định. Giống như trong tình yêu vậy, bạn sẽ biết ngay khi bạn tìm thấy nó. Và cũng giống như trong bất kỳ mối quan hệ nào, nó sẽ chỉ tốt đẹp thêm theo năm tháng mà thôi.  Bạn cứ tìm đến khi bao giờ thấy, đừng dừng lại.  

Câu chuyện thứ ba: Cái chết 

Khi 17 tuổi, tôi đọc một câu rằng: “Nếu ngày nào bạn cũng sống như thể đó là ngày tận thế của mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ đúng”. Câu nói đó để lại ấn tượng lớn với tôi, và trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi ngày để tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối của đời mình, liệu mình có muốn làm những việc hôm nay mình sắp làm không?” Và khi nhận ra câu trả lời là “không” ngày này qua ngày khác, tôi biết mình cần thay đổi điều gì đó. 

Ghi nhớ rằng “một ngày nào đó gần thôi, mình sẽ chết đi” là một bí quyết vô cùng quan trọng giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn trong đời. 

Bởi vì hầu hết mọi thứ – những mong đợi của người khác, lòng kiêu hãnh, nỗi lo sợ xấu hổ khi thất bại – tất cả đều phù phiếm trước cái chết, để lại những gì thật sự quan trọng. Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào cái bẫy suy nghĩ rằng mình không muốn mất đi cái gì đó. Ta đã hoàn toàn vô sản rồi. Chẳng có lý gì để không đi theo tiếng gọi trái tim.   

Một năm trước đây, tôi bị chẩn bệnh ung thư. Tôi đi soi người lúc 7h30 sáng và phát hiện có một khối u trong tuyến tuỵ. Lúc đó, tôi còn chẳng hiểu tuyến tuỵ là gì. Bác sĩ bảo rằng chắc là một loại ung thư không chữa được, và tôi chỉ sống được 3-6 tháng nữa thôi. Bác sĩ khuyên tôi về nhà sắp xếp lại mọi công việc, có thể ngầm hiểu như thế là chuẩn bị mọi thứ trước cái chết.  Có nghĩa là phải gói gọn những điều muốn nói với các con trong 10 năm tới trong vòng một vài tháng. Có nghĩa là đảm bảo mọi thứ được sắp xếp ổn thoả để cả mọi thứ đều dễ dàng suôn sẻ khi tôi ra đi.  

Không ai muốn chết cả. Kể cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết ở đó. Thế mà cái chết lại là điểm đến của tất cả chúng ta.  Không ai có thể trốn khỏi nó.  Có lẽ đó cũng là điều hợp lẽ, bởi Cái chết là sản phẩm tuyệt vời nhất của Cuộc sống.  Nó là yếu tố làm thay đổi cuộc sống.  Nó gạt bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới.  Ngay bây giờ “cái mới” là các bạn, nhưng không xa nữa bạn sẽ trở thành cái cũ và bị loại bỏ. Thứ lỗi cho tôi nếu nói như thế là quá gay cấn, nhưng mà đúng như vậy đấy. 

Thời gian của các bạn là có hạn, nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng rơi vào bẫy của sự độc đoán, giáo điều của người khác. Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy có dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính.  Chúng biết bạn thực sự muốn gì.  Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi. 

Khi tôi còn trẻ, có một tuyển tập tuyệt diệu tên là Catelogue toàn trái đất, được coi như cuốn sách gối đầu giưng của thế hệ chúng tôi.  Một tác giả tên Stewart Brand đã viết cuốn sách này, và ông đã làm cho nó vô cùng sống động bằng những chấm phá lãng mạn của mình trong đó.  Đó là những năm cuối thập kỷ 60, khi chưa có máy tính cá nhân, nên được tạo nên hoàn toàn bằng máy chữ, kéo, và máy chụp ảnh polaroid.  Nó giống như một Google trên giấy vậy: rất lý tưởng, tràn đầy các công cụ hay ho và ý tưởng vĩ đại. 

Steward và nhóm của ông đã cho ra đời một vài số Catelog toàn trái đất.  Số cuối cùng ra vào giữa những năm 70, lúc đó tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở bìa sau cuốn tuyển tập có bức ảnh một con đường ở nông thôn vào một sớm mai, cảnh vật rất thích hợp cho những người thích phiêu lưu tự đi bộ du hành.  Ở dưới có dòng chữ: “Hãy cứ đói khát và dại dột” (Stay hungry. Stay foolish).  Đó là lời tạm biệt của họ trước khi kết thúc. Và tôi luôn ước muốn điều đó cho bản thân. Và bây giờ, khi các bạn tốt nghiệp và bước đến những chân trời mới, tôi cũng chúc các bạn như vậy.

  • Khánh Ngọc

Posted in Blogroll | Leave a Comment »

Dám đương đầu khi cơ hội đến

Posted by isoul trên Tháng Chín 2, 2007

(Thư riêng của thượng nghị sĩ Hillary Clinton viết cho Cosmo Girls,
một tạp chí dành cho giới trẻ Mỹ, trong tháng 8-2007)

Khi bà Hillary bước lên phía trước, chồng bà lùi về phía sau hỗ trợ vợ – Ảnh: msnbc

TT – Khi nghĩ về thế giới các bạn phụ nữ trẻ đang bước vào, tôi không khỏi không phấn khích vì có nhiều cơ hội đang bày ra trước mắt các bạn.

Từ trước tới nay chưa bao giờ có nhiều cánh cửa mở ra đến vậy. Tôi thậm chí cảm giác vào năm 2024, cửa Nhà Trắng cũng sẽ được mở ra.

Các bạn thật may mắn. Thế giới ở ngưỡng cửa – và trên chiếc laptop của các bạn. Trong lịch sử, chưa thế hệ nào được kết nối với thế giới bên ngoài nhiều như các bạn. Các bạn có thể nghe và thấy để biết chuyện gì đang sai và dự phần điều chỉnh nó. Chắc chắn có nhiều vấn đề lớn đang chờ đợi bạn ngoài ấy.

Thỉnh thoảng các bạn thấy mình khó nghĩ vì không biết phải bắt đầu ở đâu. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, nơi để khởi đầu tốt nhất chính là… trái tim bạn. Bạn quan tâm đến vấn đề gì? Trái đất đang nóng lên hơn hay nạn nghèo đói toàn cầu? Dạy trẻ em học hay chữa bệnh cho chúng? Tin tốt lành là bạn có nhiều sự chọn lựa. Tin xấu (cũng) là bạn có nhiều sự chọn lựa.

Tôi nhớ lại lúc mình cố gắng nghĩ xem phải làm gì trong đời, tôi thấy mình bị giằng xé theo hàng triệu hướng khác nhau. Khi còn trẻ, tôi từng nộp đơn xin làm phi hành gia, nhưng NASA thời đó chưa thu nhận phụ nữ. Ngay cả khi đã trở thành đệ nhất phu nhân, tôi cũng phải đối mặt với những quyết định hết sức khó khăn: có nên tranh cử vào Thượng viện hay không? Trước đó, tôi chưa bao giờ tranh cử vào một cơ quan công quyền nào nên không biết liệu đó có phải là một việc đúng đắn hay không. Tôi cần tìm thấy ở đâu đó một dấu hiệu. May mắn là tôi đã gặp.

Hôm đó, tôi đến thành phố New York để tham dự sự kiện quảng bá cho một bản tài liệu về phụ nữ chơi thể thao. Hàng chục nữ vận động viên trẻ và tôi đã tập trung tại sân thể thao một trường trung học dưới một tấm băngrôn lớn có hàng chữ “Hãy dám đối chọi”. Cô gái trẻ tên Sofia, “thủ lĩnh” của đội bóng rổ nữ, giải thích với tôi câu đó cũng là tựa của một bộ phim. Lúc tôi sắp phát biểu, cô gái cao lớn ấy đã cúi mình thì thầm vào tai tôi: “Hãy dám đối chọi, bà Clinton à. Hãy dám đối chọi”.

Giống như có một làn chớp xé toang bầu trời mây mù, tôi chợt nhớ mình từng bao lần thúc giục thanh niên hãy làm hết sức mình. Tôi đã nói chuyện với khắp thế giới về tầm quan trọng khi phụ nữ tham gia vào chính phủ. Nhưng tại sao tôi lại quá sợ khi phải làm theo chính lời khuyên của mình. Trở về từ sân vận động ấy, tôi quyết định tham gia cuộc đua – và đó là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi trong đời.

Vì vậy tôi muốn chuyển tiếp cho các bạn lời khuyên mà tôi đã nhận từ một phụ nữ trẻ rất khôn ngoan: hãy dám đối chọi, thử thách khi cơ hội đến. Tham gia chính trị là một cách rất tuyệt (tôi cũng khuyên các bạn dám đi theo hướng này), nhưng đó không phải là lối đi duy nhất. Sự thật là mỗi ngày bạn đều có thể đứng trước những sự kiện lớn và những quyết định quan trọng.

Mỗi ngày mở ra một cơ hội để thay đổi cuộc sống của các bạn và làm cho thế giới chúng ta tươi đẹp hơn lên. Tôi hi vọng các bạn có thể thực hiện điều đó.

TH.TÙNG dịch

Posted in Blogroll | Leave a Comment »

11 Liệu pháp giữ gìn tuổi thanh xuân!

Posted by isoul trên Tháng Chín 2, 2007

 

Không ai muốn cơ thể già đi. Vào năm 40 tuổi bạn muốn mình trông như khi còn 21 đó là việc có thể. Các nhà khoa học, bác sĩ, nhà tâm lý và xã hội học của Mỹ đã hợp lực với nhau để giúp bạn tìm được con đường tới tuổi trẻ và vẻ đẹp mãi mãi:

1. Hãy chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của răng và khoang miệng. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, tốt hơn nếu làm việc đó sau mỗi lần ăn. Hãy đều đặn đến bác sĩ nha khoa.

2. Thay vì đi thang máy,hãy đi cầu thang bộ. Việc đó giúp củng cố rất tốt chân và hệ tim mạch.

3. Bơi thường xuyên hơn – nước giúp cho bạn lượng dự trữ năng lượng sống, còn việc bơi rất có lợi đối với cơ thể.

4. Niềm nở và giao tiếp với càng nhiều người càng tốt.

5. Đừng than phiền! Hãy quên đi việc than vãn hàng ngày về tình trạng sức khỏe xấu. Nếu có người hỏi: sức khỏe của bạn thế nào?- hãy trả lời: tuyệt vời. Mỗi người trong chúng ta đều có bệnh của mình, nhưng hoàn toàn không cần nói về điều đó.

6. Tập thể thao – tốt hơn hết là không thực hiện việc đó 1 cách đơn độc, mà cùng với hội bạn bè. Để có điều đó, hãy ghi tên vào câu lạc bộ tập thể hình hay tập bơi.

7. Ăn nhiều rau xanh – những thực phẩm đó giàu các chất hữu ích và giúp giữ hình dáng cân đối.

8. Hãy hướng tới sự tích cực. Nếu trong đầu bạn có những ý nghĩ tốt, thì sẽ cảm thấy cuộc sống vui sướng hơn.

9. Uống nhiều nước để rửa sạch cơ thể. Điều đó cho phép gìn giữ tính đàn hồi và mềm mại của da.

10. Nếu phơi nắng bạn hãy dùng kem chống nắng.

11. Nên uống rượu vang đỏ , đa số những người sống lâu vẫn sử dùng đồ uống này trong khẩu phần ăn.

bi bo’s blog

Posted in Blogroll | Leave a Comment »

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần cuối )

Posted by isoul trên Tháng Tám 8, 2007

– Tôi nhớ Phổ Cường rất rõ. Tôi ở Đức Phổ 2 năm rưỡi. Với tôi, đó là vùng đất rất đẹp, những

cánh đồng lúa trải dài dưới chân núi, biển. Đó là vùng đất của những con người chăm chỉ, với

những ước muốn giản dị, ngay cả trong chiến tranh mọi người vẫn biết vượt qua bi kịch để mỉm

cười. Họ đã vượt qua tất cả. Tôi nhớ rõ về Phổ Cường, Đức Phổ như mới hôm qua.

* Khi đến Phổ Cường, có lẽ ông sẽ gặp lại những người dân trong các bức ảnh của liệt sĩ

Nguyễn Văn Giá. Theo truyền thống, người VN sẽ đón tiếp ông một cách ấm áp. Ông có

hình dung được không?

– Tôi không biết nữa… (Fred ngập ngừng và khóc). Tôi hy vọng như vậy. Tôi sẽ hiểu cho dù họ

phản ứng thế nào đi nữa. Nếu họ không đón tiếp tôi, thì tôi cũng hiểu được. Nếu họ đón tôi như

mẹ Trâm đã đón, thì thật đẹp làm sao. Tôi biết rằng truyền thống của người VN là tha thứ.

Người VN đã hàng nghìn năm bị giặc ngoại xâm, nhưng họ đẩy lùi giặc và tha thứ. Vì vậy, nếu

họ ngồi xuống nói chuyện với tôi thì tôi sẽ rất hạnh phúc. Anh trai tôi và tôi muốn biết nhiều hơn

về chị Trâm, về những người bạn của chị.

* Mong muốn lớn nhất của ông trong chuyến đi này là gì?

– Điều quan trọng nhất mà tôi muốn là thế giới phải biết đến Đặng Thùy Trâm.

* Ông có nghĩ là ông đã làm được một việc quan trọng khi lưu giữ và tìm trả lại các kỷ vật

không? Thủ tướng của chúng tôi cũng quan tâm đến việc đó.

– Tôi rất vinh dự được Thủ tướng Phan Văn Khải quan tâm. Có điều mọi sự chú ý cần dành cho

chị Trâm và cuốn nhật ký của chị ấy. Đó là sự hy sinh của chị. Tôi chỉ là người giữ và anh trai tôi

là người giúp làm cho mọi người biết đến cuốn nhật ký. Tôi hy vọng là ở Mỹ, mọi người cũng sẽ

lắng nghe và sẽ đọc cuốn sách.

* Tại sao ông lại khóc khi mọi người giới thiệu cho ông những người lính VN ở Đức Phổ?

– Họ biết điều mà tôi biết. Tôi rất vinh dự khi họ ra sân bay đón tôi, nhưng họ biết điều mà tôi

biết. Họ đã biết đến chiến sự dữ dội. Họ biết đến cái chết, vậy mà họ vẫn ra đón tôi. Tôi tràn

ngập cảm xúc. Tôi cảm thấy kiệt sức rằng họ có thể ra sân bay đón tôi. Tôi nhớ lại quá nhiều

điều về cuộc chiến tranh và không ngăn được nước mắt. Khi đọc cuốn nhật ký cũng vậy, tôi

không thể đọc thêm vì nó làm tôi khóc. Quá nhiều kỷ niệm… Nhưng tôi biết rằng các phóng viên

chiến trường cũng biết điều mà tôi biết. Chúng tôi có chung một ký ức.

Từ đầu thập kỷ 1990, Fred đã bắt đầu tìm kiếm người thân của những Việt cộng mà ông lưu giữ

kỷ vật. “Tôi đã mất nhiều năm để hỏi câu hỏi ở đâu? ở đâu? ở đâu?”. Hành trình ấy đến bây giờ

có lẽ đang bước vào chương cuối, nhưng lại mở ra một hành trình mới, có thể sẽ là một sự gắn

bó nào đó với đất nước mà trong những năm tuổi trẻ, ông từng cầm súng chống lại.

Theo Lao Động

Posted in Blogroll | 1 Comment »

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 8)

Posted by isoul trên Tháng Tám 4, 2007

Ngn nến vn cháy mãi

TT – Cu bé trông tht khôi ngô mang món tin 1.200.000

đng là phn thưởng cho gii nht Hi thi tin hc tr toàn

ngành bưu chính vin thông đến văn phòng Tuổi Trẻ

Ni đ góp vào quĩ xây dng bnh xá Đng Thùy Trâm.

Cậu tên Nguyễn Đặng Việt Anh, đang học lớp 11 toán tin ở

Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam. Cậu nói thêm, nhỏ nhẹ:

“Cháu là cháu của bác Thùy”.

Nghe giọng nói của cậu, người ta có thể tưởng tượng là bác Thùy

của cậu đang ở nhà, bác Thùy bảo cậu mang tiền đến và chút nữa cậu về nhà là gặp bác. Nhưng

bác Thùy của cậu chính là người con gái mãi mãi 20 tuổi – bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Trong gia

đình bé nhỏ của cậu, bác Thùy vẫn luôn luôn hiện diện từng ngày.

Nếp nhà

Căn nhà nhỏ nằm trong một con hẻm cũng rất nhỏ ở phố Đội Cấn. Cụ bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ

của chị Thùy, đã 81 tuổi mà vẫn minh mẫn lạ thường. Cụ vẫn tiếp khách, nghe điện thoại, chăm

sóc con cháu, giải quyết các công việc gia đình một cách nhẹ nhàng, sáng suốt.

Cụ bà ở với chị Đặng Kim Trâm – người con gái út – và đứa cháu ngoại. Chị Đặng Hiền Trâm và

gia đình cũng ở ngay cạnh đó, chỉ cách không đầy 50m. Tất cả các cô con gái đều muốn quây

quần quanh mẹ. Bà còn ba cô con gái nhưng không có cháu gái nào, cả năm đứa cháu đều là

trai. Người con trai duy nhất của bà cụ và cũng là cậu con út trong nhà – Đặng Hồng Quang, một

thanh niên ưu tú và tài hoa – cũng đã nằm lại trên đất Nga xa xôi từ 20 năm trước vì một cơn

bệnh hiểm nghèo. Khi ấy anh mới ở tuổi 23.

Ngôi nhà của bà cụ bé như hầu hết những ngôi nhà trong các con ngõ của Hà Nội. Chị Thùy

không sinh ra và lớn lên ở đây. Ngôi nhà cũ, nơi chị ra đi, còn chật hẹp hơn thế này. Nhưng ở đó,

cái gia đình nhỏ của hai vợ chồng người trí thức miền Trung cùng năm người con của họ đã sống

những tháng ngày đẹp như trong cổ tích.

Bà cụ nói: “Gia đình không tưởng tượng được là ngay ở Đức Phổ, Quảng Ngãi mà Thùy còn gây

dựng được một vườn thuốc và người dân vẫn giữ gìn đến tận bây giờ”. Chị Kim Trâm tiếp lời:

“Vốn kiến thức về dược liệu mà chị Thùy có đấy là được mẹ truyền cho từ ngày còn nhỏ.

71

Trường y đâu có dạy chị về dược liệu, nhất là thuốc nam. Hồi bé, chúng tôi ở với cha mẹ ngay

trong khu tập thể Bộ Y tế, đằng sau là một vườn thực vật rộng mênh mông. Ngoài giờ học và

làm việc nhà, mấy chị em toàn chạy vào vườn thuốc chơi.

Chúng tôi lấy những lá chuối to che lại làm lều, “cắm trại” ngay trong vườn thuốc, trò chơi yêu

thích nhất của chúng tôi là “đố cây đố lá”, lá này của cây gì, dùng để làm gì. Không biết thì về

hỏi mẹ. Cứ như thế mà chúng tôi biết được tên gọi và công dụng của các cây thuốc trong vườn”.

Bà cụ lại tiếp: “Thùy nó học nhiều hơn ở cha. Thùy học chuyên khoa mắt, không học ngoại,

nhưng hằng ngày sau khi học ở trường y về Thùy vẫn đến bệnh viện của cha để theo dõi cha mổ,

để học thêm những kinh nghiệm điều trị của cha. Tối đến, hay vào các ngày nghỉ, hai cha con lại

say sưa cùng nhau vẽ. Ông ấy không dạy Thùy vẽ tranh phong cảnh mà dạy con vẽ người trên

các bức hình giải phẫu. Ông ấy vẽ đẹp lắm, Thùy nhờ cha cũng vẽ rất khá, và cũng từ các bức vẽ

“anatomie” ấy, cùng với những lần theo cha đi trực giải phẫu mà sau này khi vào chiến trường,

nó có thể bắt tay làm phẫu thuật thương binh được, dù học chuyên khoa mắt”.

Chị Hiền Trâm và chị Kim Trâm đều thống nhất là “mẹ thương chị Thùy nhất nhà, vì chị phải

thay mẹ chăm lo cho các em”. Chị Hiền Trâm kể: “Mẹ chúng tôi hầu như không bao giờ phải

đụng đến chuyện tiền nong. Lương cha mẹ lĩnh về giao hết cho chị Thùy, chị tự lên kế hoạch

mua bán, đi chợ, nấu nướng, mua sắm vật dụng gia đình, sách vở bút mực cho các em. Khi chị

vào Nam rồi thì có chị Phương Trâm thay vai trò chị cả, chị Phương Trâm đi thì Hiền Trâm lo.

Nhà tôi sống như vậy, tất cả mọi người đều quan tâm đến nhau, đều sống vì mỗi người, nhưng

không ai xâm phạm đến tự do của ai”.

Bà cụ bảo: “Các con gái của tôi đều viết nhật ký, vợ chồng tôi khuyến khích chúng ghi chép lại

những việc đã làm trong ngày, cùng những suy nghĩ, cảm tưởng của mình, nhưng cả nhà không

ai đọc nhật ký của ai cả, dù chúng có được mở ra ngay trước mắt. Thấy Thùy nó buồn, cũng

nghe bạn bè nó nói phong thanh là chuyện tình yêu của nó không thành, nhưng vợ chồng chúng

tôi cũng không hỏi. Lúc nào con nó thấy cần nói thì nó sẽ nói”.

Khi được hỏi: “Các chị học được điều gì quan trọng nhất từ cha mẹ?”, các chị đều thống nhất:

tính lạc quan yêu đời, niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chị Hiền nói: “Cha tôi là

một chuyên gia giải phẫu, nhưng suốt từ khi theo kháng chiến đến khi về hưu, ông cụ vẫn chưa

được xếp vào diện “cán bộ bìa C” và chưa từng vào Đảng vì lý lịch “chưa rõ ràng”.

Còn mẹ tôi là “cảm tình Đảng” gần 30 năm, đến khi giải phóng miền Nam rồi, xác minh được lý

lịch rõ ràng mới được kết nạp Đảng. Tất cả chị em chúng tôi thi đại học đều đủ hoặc thừa điểm

72

đi nước ngoài nhưng không ai được đi – cũng vì lý lịch “chưa rõ ràng” – mà chị Thùy đã nhiều

lần buồn bã nhắc đến trong nhật ký. Nhưng cha mẹ chúng tôi đều không lấy đó làm bi quan, chán

nản hay sinh ra bất mãn.

Cha mẹ vẫn phấn đấu học tập, rèn luyện chuyên môn, làm thuốc, chữa bệnh cứu người và động

viên chúng tôi học hành. Ngôi nhà chúng tôi lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười, tối đến cả nhà quây

quần đàn hát. Cha mẹ đều hát rất hay, chị Thùy cũng hát rất hay. Chúng tôi vẫn sống như thế,

đến tận bây giờ”.

Ngn nến vn cháy mãi

Từ nhiều ngày nay, khi nhật ký của chị Thùy và số phận kỳ lạ của nó được báo chí và các

phương tiện thông tin liên tục nhắc tới, các đoàn khách liên tục gọi điện và đến thăm khiến cụ bà

Doãn Ngọc Trâm hơi mệt, nhưng cụ rất cảm động và tự hào.

Thật khó mà không xúc động khi bước vào ngôi nhà nhỏ ấy, ngồi giữa những con người bình dị

trong ngôi nhà ấy, chứng kiến những tình cảm mà họ dành cho nhau và cho cuộc đời này.

Kim Trâm nói: “Nhu cầu được yêu thương con người của chị Thùy lớn lắm vì từ nhỏ chị ấy đã

được sống giữa tình yêu của mọi người. Tôi không ngạc nhiên là trong nhật ký chị Thùy viết

nhiều về tình yêu đến thế, thứ tình yêu không phải của nam nữ, mà lớn hơn thế rất nhiều, tình

yêu thương của con người với nhau”.

Đọc nhật ký chị Thùy, càng thấy chị với những con người trong ngôi nhà này gắn với nhau, hòa

với nhau là một. Cụ bà đang có “âm mưu” góp 10 triệu đồng – số tiền dành dụm được nhờ dịch

sách y học của cụ suốt mấy năm qua – để đóng góp cho bệnh xá mang tên con gái. Cụ khăng

khăng: “Cả nhà có đóng góp riêng, các em gái góp riêng, các cháu góp riêng thì bà cũng phải

được góp phần bà chứ”.

Nguyễn Đặng Việt Anh đã góp số tiền giải thưởng của mình thì anh trai cậu – Nguyễn Đặng Hồ

Anh – cũng lặng lẽ đóng góp tháng lương thử việc đầu tiên của mình vào “bệnh viện bác Thùy”.

Các cậu sinh ra khi bác Thùy đã hi sinh rất lâu, nhưng chưa một ngày nào người bác ấy ra đi

khỏi ngôi nhà của các cậu.Từ khi Thùy Trâm vào Nam, cả đến lúc được tin chị hi sinh, cho đến

bây giờ năm nào cũng vậy, vào sinh nhật Thùy Trâm, cả nhà vẫn mua hoa, mua bánh gatô và

thắp nến cho “bác Thùy” . Những ngọn nến vẫn còn cháy mãi, như là Thùy Trâm chỉ vừa đi vắng

và sắp về. Như là tuổi 20 của người con gái ấy…

73

Bà Doãn Ngc Trâm (m bác sĩ Thùy Trâm)

 

 

“Báo chí, sách vở, bạn bè đồng đội quan tâm đến Thùy làm tôi càng nghĩ càng thương bao nhiêu

bà mẹ khác. Họ cũng có con đi chiến đấu như Thùy, cũng hi sinh như Thùy, nhưng không may

mắn để lại được chút tâm sự như Thùy. Có những bà mẹ đến giờ này vẫn chưa biết con mình

nằm lại ở đâu. Có những người rõ ràng biết con mình hi sinh rồi nhưng do sự thờ ơ, tắc trách

của những người làm chính sách mà đến bây giờ vẫn chưa được công nhận. Sao lại máy móc

cứng nhắc đòi hỏi bao nhiêu thứ giấy tờ thế? Các bà mẹ ngày xưa cho con ra trận có suy nghĩ

đòi hỏi nhiều thế đâu? Tôi cũng chỉ mong là nhân dịp này, khi báo chí và sách vở đang nói nhiều

về chuyện của Thùy thì những người làm chính sách cũng thấy có một chút xúc động và có trách

nhiệm hơn”.

Thông đip ca trái tim

TT – Thế là ròng rã nhiu ngày, trang báo Tuổi Trẻ gii thiu

câu chuyn v cun nht ký ca Đng Thùy Trâm đã tm

khép li. Câu chuyn ta như chuyn c tích y đã khơi dy

và thi bùng ngn la lý tưởng vn đã p sâu kín trong trái

tim ca tui tr VN.

Ngọn lửa từ trái tim của một thế hệ tuổi trẻ trong chiến tranh đã

ngời sáng mãi lý tưởng của thế hệ trẻ hôm nay đang gánh trên vai mình sự nghiệp cao cả mà thế

hệ đi trước đã trao lại.

Phải có con mắt tinh đời và một trái tim biết yêu thương sâu nặng mới thấy được “lửa” trong

cuốn nhật ký tình cờ tìm thấy trong đống tro tàn của chiến tranh để đưa ra lời khuyên “đừng đốt

cuốn sổ này.

Bản thân trong nó đã có lửa rồi!” (Nhật ký Đặng Thùy Trâm – tr.21). Đó là lời của một người

lính đứng bên kia trận tuyến của tác giả cuốn nhật ký, thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu. Và rồi lời

nhắn nhủ “các bạn trẻ, với điều bạn học được từ những gì cô ấy viết, hãy chiến đấu chống đói

nghèo với lý tưởng của bác sĩ Đặng Thùy Trâm bằng cách hi sinh những niềm vui tầm thường…

Hãy xem Tổ quốc các bạn cần gì trước khi tính toán đến nhu cầu của bản thân và nuôi dưỡng

tinh thần của bác sĩ Đặng Thùy Trâm” (Tuổi Trẻ ngày 3-8-2005), cũng từ một người đã từng là

lính Mỹ trên chiến trường, nơi Thùy Trâm đã ngã xuống, tiến sĩ Frederic Whitehurst, người đã

trân trọng giữ gìn cuốn nhật ký của Thùy Trâm trong suốt 35 năm để hôm nay chúng ta có may

mắn được đọc.

Càng hiểu hơn nhân cách và bản lĩnh của tác giả cuốn nhật ký khi biết về người mẹ của chị, cũng

như tấm lòng cao cả của con gái mình, cụ bà Doãn Ngọc Trâm “càng nghĩ càng thương bao

nhiêu bà mẹ khác. Họ cũng có con đi chiến đấu như Thùy, cũng hi sinh như Thùy, nhưng không

may mắn để lại được chút tâm sự như Thùy. Có những bà mẹ đến giờ này vẫn chưa biết con

mình nằm lại nơi đâu” (Tuổi Trẻ ngày 4-8-2005).

Và bên kia đại dương, nhạy cảm cũng với một trái tim người mẹ, mẹ của Frederic Whitehurst,

khi được con trai mình cho xem hai cuốn sổ nhật ký tìm được tại chiến trường VN xa xôi, hiểu

sâu sắc về con mình, bà đã khuyên Fred “hãy cẩn thận bởi vì hai cuốn sổ này có thể thiêu cháy

cuộc đời anh”. Mà quả vậy, “trái tim Fred luôn bị nung nấu vì ngọn lửa tỏa ra từ hai cuốn sổ nhỏ

75

ố vàng” (tr.23) của người con gái xa lạ đã chết trong ngọn lửa chiến tranh mà chính anh buộc

phải tham gia.

Đúng như lời của người chỉnh lý cuốn nhật ký, Đặng Kim Trâm thiết tha muốn nhìn vào mắt

người đã thấy được trong cuốn nhật ký của chị mình “có lửa”, tìm cách giữ gìn nhằm làm cho

ngọn lửa ấy cháy bùng lên trong trái tim mọi người để “nói với nhau rằng tiếng nói của tình yêu

và khát vọng hòa bình có thể vượt qua mọi chiến tuyến để đến với những trái tim tốt lành”

(tr.27). Cuốn nhật ký của một người con gái VN hi sinh cách đây 35 năm đã vượt xa ý định của

người viết, nó đã đảm đương được một sứ mệnh cao cả: “là một cây cầu, một con đường bắc qua

dòng sông chứa chất những vô tình, những cay đắng, những lòng tin lầm lạc” mà Robert

Whitehurst, anh trai của người lính Mỹ đã gìn giữ cuốn nhật ký, viết trong thư gửi đến mẹ của

Thùy Trâm (Tuổi Trẻ ngày 28-7-2005).

Ngọn lửa trong cuốn nhật ký ấy vẫn cháy sáng mãi mãi khát vọng sống mãnh liệt mà Thùy Trâm

đã viết bốn ngày trước khi hi sinh: “Mình sẽ trở về chắt chiu vun xới cho tổ ấm gia đình, mình sẽ

biết quí từng phút, từng giây hòa bình ấy bởi vì có sống ở đây mới hiểu hết giá trị của cuộc sống.

Ôi! Cuộc sống đổi bằng máu xương, tuổi trẻ của bao nhiêu người. Biết bao cuộc đời đã chấm dứt

để cho cuộc đời khác được tươi xanh” (tr.255).

Trong suy ngẫm, tôi cảm nhận được câu chuyện tưởng như chuyện cổ tích về số phận của cuốn

nhật ký Đặng Thùy Trâm là một thông điệp của lòng nhân ái, khát vọng hòa bình và ý nghĩa cao

đẹp của cuộc sống con người dù họ ở đâu trên quả đất này.

TƯƠNG LAI

76

Người gìn gi “cun nht ký có la” đã đến

VN

TT – Cui cùng thì ước nguyn ca tiến sĩ Frederic

Whitehurst đã thành s tht. Ngày 7-8, ông đã đt chân lên

đt nước ca tác gi “cun nht ký có la”, người tng là

“đi phương” ca ông cách đây 35 năm.

Buổi sáng ở sân bay Nội Bài thật bình yên. Rất nhiều hoa và

những khuôn mặt lấp lánh nụ cười…

“Con chào m!”

Tiếng gọi mẹ của Fred và Robert bắt nguồn từ một lá thư gia đình gửi cho Fred trước đây. Trong

đó chị Kim Trâm viết rằng “giờ đây chúng tôi đã coi Fred như người nhà rồi”. Fred và Robert vô

cùng cảm động và gọi bà Doãn Ngọc Trâm là mẹ từ đó.

Cuộc gặp gỡ giữa anh em Fred, Robert và gia đình bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã được định

sẵn từ lâu. Thời gian được sắp xếp sít sao đến từng phút. Nhưng cảm giác hồi hộp vẫn hiện diện

trong căn nhà chị Đặng Kim Trâm trong thời gian chờ đợi.

Bộ bàn ghế được thay mới. Một lọ sen trắng và một bình hồng thơm ngát ở hai góc phòng. Bà

Doãn Ngọc Trâm mặc bộ đồ màu lơ nhạt ngồi trên ghế bành, trong khi các cô con gái Kim Trâm,

Hiền Trâm, Phương Trâm và các cháu hối hả sắp xếp chỗ ngồi. “Đến rồi!” – Hồ Anh, con trai chị

Hiền Trâm, chạy từ ngoài ngõ vào thông báo.

Robert, anh trai của Fred, chào bằng tiếng Việt: “Con chào mẹ!”. Fred bước vào và nói: “Con đã

chờ đợi phút giây này từ lâu lắm rồi mẹ ơi!”. Bà Doãn Ngọc Trâm nở nụ cười hồn hậu, nắm tay

hai anh em.

Ngồi xuống ghế, bà nói: “Hôm nay tôi mặc bộ quần áo màu xanh hòa bình mà Thùy Trâm vẫn ao

ước, vẫn khát vọng hòa bình cho toàn thế giới”. Cháu ngoại Việt Anh nhanh nhảu phiên dịch hộ

bà. Fred gật gù: “Vâng, con hiểu”.

Anh em Fred mở hành lý đem theo, tất cả đều là quà tặng dành cho gia đình: những cuốn sách

ảnh về nước Mỹ, hai lọ xirô, vài lọ mứt, đồ chơi cho Nghĩa – con trai chị Kim Trâm. Hai album

ảnh lớn của gia đình Fred và Robert được mở ra cho mọi người cùng xem.

77

Bà Doãn Ngọc Trâm bật cười trước ảnh Fred mũm mĩm hồi mới sinh. Tiếng cười lan tỏa khắp

căn phòng theo từng bàn tay lật giở cuốn album của bà.

Phần còn lại của cuộc trò chuyện diễn ra tại nhà chị Hiền Trâm cách đó không xa. Bên cạnh

những câu chuyện về ngành học của Việt Anh, của Hồ Anh, nghề nghiệp và gia đình của Fred,

câu chuyện những bông loa kèn là đề tài sôi nổi nhất.

Cả nhà cùng xem catalogue, bưu ảnh hoa, trao đổi về kinh

nghiệm trồng cây. Fred nói loa kèn là loài hoa ưa thích của hai

mẹ con Fred, rồi mở túi lấy ra vài cây, nói là để tặng riêng cho bà

Doãn Ngọc Trâm trồng thử.

Fred trìu mến nhìn bà và nói: “Mẹ cũng thích hoa huệ tây phải

không? Mẹ con cũng vậy. Mẹ con yêu hoa huệ tây vì sức sống

mãnh liệt của nó”.

Vong linh ca Thùy dn đường cho chúng tôi

Kim Trâm đặt vào tay Fred và Robert cuốn sách Nhật ký Đặng

Thùy Trâm có đề dòng chữ của bà Doãn Ngọc Trâm: “Tặng

Fred, người con mới của gia đình, với trái tim người mẹ”. Cả nhà

cùng nhìn vào những tấm ảnh của Thùy Trâm trong sách. Và câu

chuyện về cuốn nhật ký lại ùa về. Robert nói: “Có một điều tôi tin chắc, vong linh của chị Thùy

đã chỉ đường cho chúng tôi tìm thấy gia đình chị. Cuộc gặp này không phải sự may mắn ngẫu

nhiên mà là cuộc gặp của tâm linh”.

“Cô biết không – Robert nói – Có rất nhiều bạn bè của chúng tôi không tin cuốn nhật ký là có

thật. Họ đọc và nói: câu chuyện rất hay, nhưng có vẻ giống tiểu thuyết quá. Họ nghi ngờ. Chỉ có

tôi và Fred biết sự thật. Tôi đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần bản dịch trong hàng chục ngày liền

chỉ để tìm ra một manh mối khả dĩ. Fred có lúc chán nản, nhưng tôi luôn hi vọng. Dường như có

một ai đó thì thầm vào tai tôi, mách bảo tôi phải làm thế này, thế kia.

Tôi đã sao ra 24 bản copy đĩa CD cuốn nhật ký và phân phát tại cuộc hội thảo ở Texas. Ted (Ted

Engelmann: nhà nhiếp ảnh, cựu chiến binh Mỹ tại VN, từng đến VN nhiều lần để thực hiện một

dự án về ảnh chiến tranh – NV) là một người trong số đó.

78

Tôi đã khuyến khích Fred đến với cuộc hội thảo để nói về cuốn nhật ký và bày tỏ lòng mong

muốn tìm lại gia đình. Khi tiễn Fred lên máy bay, tôi nói: Chúng ta sẽ có được kết quả sau một

tháng nữa. Và rồi cô có tin được không, 33 ngày sau tôi nhận được điện của Ted nói rằng đã tìm

thấy gia đình Thùy Trâm. Chúng tôi hạnh phúc không tưởng tượng nổi”.

Robert quay sang Fred, nhận thấy Fred đang say sưa nói chuyện với chị Kim Trâm, anh hạ

giọng: “Còn có rất nhiều điều mà chúng tôi muốn tìm hiểu. Chúng tôi đã đọc nhật ký của chị

Thùy hàng trăm lần rồi, những câu chuyện về địa danh, về những con người mà chị kể sinh động,

giàu hình ảnh và ý nghĩa đến nỗi chúng tôi có cảm giác như bị thôi thúc khám phá về đất nước

của chị nhiều hơn, nhiều hơn nữa…

Chúng tôi muốn đến Quảng Ngãi để thăm lại nơi chị từng làm việc, gặp những người chị từng

gặp, càng nhiều càng tốt…”.

UYÊN LY

Chị Kim Trâm nói đã đến lúc thắp hương cho vong linh những thành viên của gia đình. Họ kính

cẩn cùng bước lên từng bậc thang. Chếch phía trái là bức chân dung của Thùy Trâm cười rạng

rỡ.

Bức ảnh của Thùy Trâm trên bàn thờ, một khuôn mặt sáng và tự tin hướng xuống đoàn người.

Fred cao vượt hẳn lên, tay chắp trước bụng, chạm khẽ vào vai bà Doãn Ngọc Trâm rồi đắm chìm

trong một khoảng không nào đó.

Chị Phương Trâm nhẹ nhàng hỏi: “Fred sinh năm 1947 phải không? Tháng mấy?”. Fred chợt

tỉnh, trả lời: “Tháng 11”. “Ồ thế thì cùng tháng, cùng năm sinh với tôi rồi. Thế còn ngày sinh?”.

Fred nói sinh ngày 22. Cả nhà ồ lên: “Thế thì Fred sinh trước Phương một ngày, Phương phải gọi

Fred bằng anh”.

79

Fred Whitehurst: “Tôi mun c thế gii biết đến

Đng Thùy Trâm”

Đến Hà Ni sáng 7-8, Fred Whitehurst – người cu binh M đã gi di vt ca các lit sĩ Đng Thùy Trâm – dường như phi c gng lm đ không bt khóc trước s đón tiếp ca gia đình các lit sĩ và bt ng nht là nhng cu phóng viên chiến trường thuc Tiu ban Đin nh Quân khu 5 trước đây.

Hoa, những bàn tay nắm trong tay và những lời thăm hỏi ân cần

khiến Fred có lúc không nói nên lời. Fred hỏi thăm “các em gái

Trâm và mẹ Trâm của tôi”. Rồi ông được giới thiệu với những

phóng viên chiến trường năm xưa, những người đã từng ở bên

kia chiến tuyến với ông.

Fred nói với chúng tôi ngay khi vừa xuống máy bay: “Tôi muốn khóc… bạn còn quá trẻ, bạn

không hiểu được đâu…” – sự xúc động khiến Fred nghẹn ngào không thể tiếp tục. Gần một tiếng

sau, khi về tới Hà Nội, cuộc trò chuyện của chúng tôi với Fred vẫn đôi lúc bị gián đoạn bởi cảm

xúc và ký ức ùa về trong Fred:

“Trong những ngày sắp tới ở VN, tôi định thăm gia đình chị Trâm, chị Hiên, sẽ đi Đức Phổ,

Quảng Ngãi – nơi tôi đã ở trong chiến tranh. Tôi cũng muốn nói với mọi người về cuốn nhật ký,

về cuộc đời của Đặng Thùy Trâm. Tôi tin rằng Trâm là anh hùng không chỉ của VN mà của cả

thế giới. Chị Trâm là người tận tâm, một người tốt, là tấm gương để bất kỳ ai trên thế giới này có

thể noi theo. Tôi muốn câu chuyện về chị được kể lại cho mọi người”.

* Ông s tr li Ph Cường – nơi ông nht được cun nht ký. Ông nghĩ v chuyến đi đó?

– Tôi rất xúc động. Cũng như những người lính ở đây, tôi đã từng chứng kiến sự khốc liệt của

chiến tranh. Tôi muốn nhìn lại nơi Trâm đã hy sinh. Tôi cũng muốn nhìn thấy Đức Phổ. Cũng

như ở thành phố quê hương tôi, Đức Phổ là một làng nhỏ của những người dân không màng

vàng bạc châu báu, họ chỉ mong muốn tự do, chỉ mong muốn được quan tâm đến gia đình mình.

Tôi không muốn nhìn Đức Phổ như là một chiến trường mà là Đức Phổ bây giờ, với những gì đã

diễn ra từ bấy tới nay.

* Ph Cường trong ký c ông như thế nào nh?

Posted in Blogroll | 3 Comments »

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 7)

Posted by isoul trên Tháng Tám 4, 2007

vận động cả việc “đi tiêu nhớ mang theo cây cuốc” nữa. Ở rừng, chị vận động được một buôn

người dân tộc biết vào trạm xá khám thai, sinh nở.

Không chỉ để lại tình thương cho Đức Phổ, chị còn để lại những vần thơ nằm mãi trong lòng

người ở đây. Anh Trần Văn Trường, một trong những người thân thiết của chị Trâm, ở Quy

Thiện, Phổ Hiệp, hiện là phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh Quảng Ngãi, đã chép gửi cho

chúng tôi một bài thơ của chị.

Chúng tôi hỏi: “Anh ghi ở đâu mà còn?”. Anh chỉ vào đầu, nói: “Trong đầu chớ đâu? Còn, còn

mãi”. Đó là bài thơ khi một lần chị rời Phổ Hiệp đi công tác về bắc Quảng Ngãi đã viết gửi tặng

các em thiếu niên ở xã: “…Chị đi xa cửa xa nhà / Đến đây chị đã coi là quê hương / Nhớ sao

những buổi giặc càn / Tiếng la, tiếng mõ ầm vang cả trời…”.

Ở Phổ Cường có món cua đồng rán, cua đồng lăn mắm rất ngon, bà con thường ăn. Thường ăn,

ấy vậy mà có người mãi đến giờ cứ mỗi lần ăn cua đồng lại nhớ đến chị Trâm, nhớ đến bài thơ

chị Trâm để lại: “Ninh, em có nhớ chị không? / Chị nhớ em mãi cua đồng rán thơm / Mỗi lần tới

bữa ăn cơm / Chị lại thầm nhớ mùi thơm cua đồng…”.

Ba mươi lăm năm, nằm trong lòng đất lạnh, dĩ nhiên chị không còn “tới bữa ăn cơm” nữa, không

còn “thầm nhớ mùi thơm” nữa, nhưng chị Ninh (Tạ Thị Ninh) thì vẫn nhớ chị, mỗi lần tới bữa

cơm có món cua đồng. Có đêm, chị Ninh ra ngồi ở đầu hè nhìn ra chỗ chuồng vịt, nơi ngày xưa

có căn hầm chị Trâm ở, rồi nhẩm đọc bài thơ và không cầm được nước mắt…

Trang nhật ký cuối cùng của BS Đặng Thùy Trâm ghi ngày 20-6-1970. Đó là ngày kinh

khủng: trạm xá bị bom phá tan hoang chỉ còn lại tám người, năm thương binh nặng và ba

phụ nữ. “Cuối cùng cũng phải hai người đi. Chị Lãnh và Xâng ra đi…”. Như vậy chỉ còn

mình chị Trâm và năm thương binh. Đến ngày 22-6-1970 thì chị hi sinh trên đường… Điều gì

đã đến với chị trong ngày, đêm 21-6? PV Tui Tr đã đi tìm…

HÀNG CHC NGUYÊN – DUY THÔNG

61

Ngày 21-6 ca ch Trâm…

TT – Trang nht ký cui cùng ca ch Trâm ghi

ngày 20-6-1970. Theo báo cáo quân s ca tiu

đoàn 4, sư đoàn b binh 21 ca M trong thi kỳ

ch Trâm hot đng Đc Ph (Qung Ngãi) thì

ch Trâm hi sinh vào lúc 17g20 ngày 22-6-1970.

Chị Đặng Kim Trâm, em chị Trâm, cũng viết: “Nhật

ký chấm dứt ở ngày 20-6-1970. Hai ngày sau, ngày 22-

6-1970, chị tôi hi sinh. Mấy tháng sau gia đình tôi mới

biết tin dữ…”. Vậy ngày 21-6 của chị Trâm ra sao?

Người duy nhất chứng kiến cái chết của chị Trâm là chị Nguyễn Thị Kim Liên, hiện ở thị xã

Quảng Ngãi. Năm 1970 chị Liên 20 tuổi, là bộ đội thuộc huyện đội Đức Phổ, được đưa qua trạm

xá học. Chị vừa phục vụ bệnh nhân vừa học được vài ba tháng thì sự việc đau đớn ấy diễn ra…

Ngày 25-7 vừa qua, chúng tôi đến thăm chị và chị đã kể với chúng tôi về trường hợp chị Trâm bị

Mỹ sát hại. Hôm ấy, ở Phổ Cường cũng báo lên là trạm xá bị lộ, phải dời. Buổi sáng hôm đó, từ

trạm xá chị Trâm và hai anh bộ đội, cùng là học viên của trạm xá, vượt qua một hòn núi đến địa

điểm mới để chuẩn bị dời trạm xá.

Ở đó đã có anh Đạt, phụ trách trạm xá, đến trước. Ba anh em (anh Đạt, chị Liên và chị Trâm)

ngồi bàn xong công việc, lấy một hộp sữa đốt lên cùng ăn. Ăn xong, khoảng 2 giờ chiều, chị và

chị Trâm theo đường rừng trở về trạm xá. Chị Trâm đi trước, vừa đi vừa kể chuyện. Khi lên con

dốc, ra đường mòn thì hai chị gặp Mỹ. Thấy tên Mỹ đen rất gần, chị Liên vừa kêu lên: “Chết,

Mỹ, chị Hai ơi!” vừa nhảy lăn xuống vực.

Súng nổ, chị băng rừng tìm về chỗ anh Đạt, quần áo rách tơi tả. Anh Đạt dẫn chị ra chỗ bìa rừng

nghe ngóng tình hình. Mấy hôm sau tìm trở lại nơi ấy, chị thấy chiếc áo đen của chị Trâm bị

chúng xé đôi đem treo vất vưởng trên cây (sau đó chị Liên lấy chiếc áo ấy may lại mặc mãi, giữ

trên 20 năm đến khi quá cũ chị mới bỏ).

Nhiều bạn đọc đọc kỹ nhật ký của chị Trâm, nhất là những ngày cuối cùng mà Tuổi Trẻ trích

đăng trong số báo ra ngày thứ ba, ngày 26-7-2005, sau khi biết thông tin trên đã nêu thắc mắc

với chúng tôi: Nhật ký của chị cho thấy đó là những ngày căng thẳng tột độ, bom thả, rocket

62

phóng xuống, trạm xá phải di chuyển. “Số lực lượng khỏe mạnh đã đi hết ”, “mọi người gồng

gánh ra đi”, “trạm xá chỉ còn lại năm thương binh nặng cố định và bốn chị em nữ…”.

Rồi tiếp theo là một chính trị viên ra đi. Ba chị còn lại, ngoài lúc ăn cơm mỗi người ngồi một góc

để theo dõi phát hiện địch. Mọi người ra đi hẹn sẽ trở về gấp để đón các chị và năm thương binh,

nhưng rồi chín ngày trôi qua không thấy ai trở lại. Đến ngày thứ 10 thì “gạo chỉ còn ăn một bữa,

chiều nữa là hết”. Không thể ngồi nhìn thương binh đói được, các chị bàn bạc phải đi. Cuối

cùng, “chị Lãnh và Xăng ra đi”. Chị Trâm nhìn theo hai chị lội qua suối mà “nước mắt mình

rưng rưng”…

Như vậy, đến chiều 20-6 chỉ còn mỗi mình chị Trâm cùng năm thương

binh ở trạm xá. Rồi ngày 21 diễn ra thế nào mà đến ngày 22-6 thì chị

Liên ở trạm xá cùng với chị Trâm và hai bộ đội đi đến địa điểm mới?

Trước đó chị Liên ở đâu? Hai anh bộ đội ở đâu? Chúng tôi đem thắc

mắc này hỏi chị Liên may ra chị có nhớ thêm gì không, nhưng chị vẫn

khẳng định là hôm ấy chị vẫn ở trạm xá và chị cùng với chị Trâm từ

trạm xá đi, trạm xá chưa dời, chỉ mới đi tìm địa điểm để dời…

Chị Lãnh đã hi sinh nhưng chị Xăng vẫn còn. Liên hệ với rất nhiều

người, cuối cùng chúng tôi đã gặp được chị Xăng. Té ra chị đã ở tuổi bà,

75 tuổi. Hồi ấy bà làm chị nuôi (cấp dưỡng), đúng tên là Lê Thị Xâng,

người Phổ Minh, hiện ở thị xã Quảng Ngãi. Nói đến chị Trâm, bà khóc.

Trước đó xem tivi, thấy ảnh chị Trâm, bà cũng khóc. Chúng tôi cố đọc

đi đọc lại nhật ký của chị để bà nhớ lại rõ ràng những ngày tháng ấy,

nhưng thật tiếc bà không nhớ cụ thể.

Hai hôm sau, bỗng tôi nhận được điện thoại của bà. Bà mừng rỡ báo:

“Cậu gì nhà báo đó hả? Đến ngay nhà tôi đi, tôi nhớ ra rồi, hôm đó…”.

Chúng tôi vội vã đến gặp bà ngay. “Ngủ không được, cậu à – bà nói,

Nghĩ qua nghĩ lại miết. Nghĩ tới đâu thương cô Trâm tới đó…”. Nói đến

chị Trâm, bà lại khóc. Đợi cảm xúc bà lắng xuống, tôi gợi lại: “Thế

chiều hôm đó cô đi với chị Lãnh…”. Bà gật gật đầu: “Nhớ lại rồi, mấy

ngày đó khủng khiếp lắm. Ba chị em bàn qua tính lại mãi, phải đi kiếm

rau củ gì ăn, cho thương binh ăn…”.

Cuối cùng, ba chị em quyết định: chị Xâng rành địa bàn, dẫn chị Lãnh cùng đi. Chị Trâm phải ở

lại lo cho thương binh. Buổi chiều, chị Lãnh, chị Xâng lội qua dòng suối ra đi, như chị Trâm ghi

63

trong nhật ký, chị đứng nhìn theo nước mắt rưng rưng. “Phần tui và chị Lãnh cũng vậy, nhìn cổ ở

lại, hai chị em không ai cầm được nước mắt…” – bà Xâng kể.

Biết đường, bà Xâng dẫn chị Lãnh băng rừng tìm đến một buôn người dân tộc, gặp rẫy mì của

“ông gì đó, quên tên rồi, thỉnh thoảng ông có đến trạm xá ”. Ổng hỏi: “Mỹ đang đánh mà “con

yên” đi đâu?”. Biết chút ít tiếng dân tộc, bà Xâng nói: “Bót ngót dí dá…” (đói quá…). Nghe vậy,

ổng nhổ cho mấy bụi củ mì. Đến tối, bom đạn ngơi dần, chị Xâng và chị Lãnh trở về. Ba chị em

mừng quá, lại khóc. Đêm ấy, dưới một nóc hầm, che mấy tấm nilông chị Xâng nấu một nồi khoai

mì.“Rồi qua ngày hôm sau, ngày 21?” – chúng tôi hỏi. Bà Xâng nhíu trán: “Không nhớ rõ lắm

nhưng hình như hôm sau tụi nó rút, nhiều người trở về…”.

Chúng tôi trở lại nhà chị Liên, kể chị nghe những điều bà Xâng đã kể và đưa những dòng nhật ký

của chị Trâm cho chị đọc lại. Trầm ngâm, chị nói: “Qua nhiều trận ác liệt quá, không thể nhớ hết

được. Tôi chỉ nhớ chính xác từ lúc tôi, chị Trâm và anh Đạt nướng hộp sữa ăn rồi đi, rồi chị

Trâm bị bắn… Ừ, hình như trước hôm đó tôi và mấy anh về lại trạm xá”.

Như vậy có thể ngày 21 tình hình im ắng, thông đường, số người đưa anh em thương binh nhẹ đi

trước mới trở về trạm xá được, trong đó có hai anh em bộ đội, chị Liên, anh Kỳ.

Anh Kỳ, một y tá rất giỏi, ở trạm xá lâu năm. Mọi chuyện mổ xẻ đều do một tay anh. Chị Trâm

là bác sĩ chuyên khoa mắt nên lúc mới về việc “cưa, cắt” chị vẫn giao cho anh. Vài năm sau ngày

chị Trâm mất, anh rời trạm xá. Dần dần người ta ít nhắc đến anh. Những ngày ở Quảng Ngãi

chúng tôi đã tìm được chỗ ở của anh và liên lạc qua điện thoại (anh vào lập nghiệp ở Võ Su,

Tánh Linh, Bình Thuận từ nhiều năm trước).

Sau khi chúng tôi nhắc đi nhắc lại những ngày cuối cùng của chị Trâm ở trạm xá, ông nói: “Trạm

xá bị đánh liên tục, bị dồn liên tục, thật tình không thể nhớ hết. Nhưng hồi chị Trâm chết, ờ ờ,

chúng tôi dời đi rồi về…, có buổi họp phân công chị Trâm về Phú Cường liên hệ với du kích lên

chuyển thương binh nặng…”.

Hầu như những người từng làm ở trạm xá cùng thời với chị Trâm hiện còn sống, chúng tôi đã

liên hệ hết. Nhưng những người kỳ cựu như anh Khương (hiện ở Sa Huỳnh, Quảng Ngãi), những

ngày tháng sáu ấy lại đi học; như anh Thông (hiện ở thị trấn Đức Phổ, hồi ấy thường được gọi là

Tho) khi ấy lại về dân y tỉnh cõng thuốc, chị Phượng đã chuyển về dân y tỉnh trước đó..

35 năm đi qua, những ngày ấy ngày nào cũng là ngày căng thẳng, chống chọi với cái sống, cái

chết, cái thiếu, cái đói, làm sao ai có thể nhớ trọn vẹn? Biết thế nhưng khi đi tìm ngày 21-6-1970,

64

ngày cuối cùng của chị Trâm, không được ai kể lại, vẽ lại hình ảnh chị chúng tôi thấy tiếc và

buồn. Gom hết các lời kể, chúng tôi chỉ có thể hình dung: ngày 21, những người đưa thương binh

nhẹ ra đi trước đó đã trở về. Chị Trâm được đưa lên địa điểm mới để xem, lo chuyện chuyển

thương binh nặng, và khi ra về thì…

Không được kể cụ thể nhưng chắc ai cũng biết: 10 ngày chị đã ở giữa một vùng chết để lo, để

cùng chết, cùng sống với năm người thương binh nặng, cũng như từ khi đặt chân đến Đức Phổ

chị đã từng “lo”, đã từng “cùng” như thế nên ngày cuối cùng của chị cũng vậy. Chị đi đâu, chị

đến đâu và hi sinh, chắc chắn cũng là vì những người thương binh… Chị là thế!

Viên sĩ quan quân báo giờ đã là tiến sĩ Frederic Whitehurst vừa gửi những dòng tâm sự của

mình đến Tui Tr. Từng là đối phương, nhưng trong ký ức về Đặng Thùy Trâm của người

lính Mỹ Frederic luôn tự hỏi tại sao chúng ta tàn sát lẫn nhau trong khi chúng ta đều có ước

mơ, có gia đình, chúng ta khóc, chúng ta yêu thương? Tại sao chúng ta không thể trở thành

anh em, bạn bè?…

HÀNG CHC NGUYÊN – VÕ QUÍ CU – TRÀ NINH

65

Tôi đã mang theo sut 35 năm…

 

(Thư của tiến sĩ FREDERIC WHITEHURST gửi riêng cho

Tui Tr)

TT – Các bạn trẻ thân mến! Ngày nay chúng ta có tm nhìn

hn hp, và dường như nhng t ng ca Thùy dy cho

chúng ta thy rng nhng tin nghi, vui thú ca ngày hôm

nay không phi t nhiên mà có, đó là thành qu t s hi sinh

to ln ca hàng bao nhiêu người.

Một điều vô cùng quan trọng là không chỉ có thế hệ trẻ ở VN mà

thế hệ trẻ thế giới cũng cần phải được đọc câu chuyện của Thùy

Trâm.

Những từ ngữ của Thùy còn nói với thế giới rằng chúng ta đều giống nhau, chúng ta có ước mơ,

có gia đình, chúng ta có những nỗi sợ hãi, chúng ta khóc, chúng ta yêu thương. Thùy Trâm sẽ

khiến chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta tàn sát lẫn nhau trong khi chúng ta giống nhau đến thế.

Việc Mỹ xâm lược VN thì được lợi lộc gì? Sẽ mất gì nếu đơn giản chúng ta không tham gia

chiến tranh? Tại sao người phải giết người thay vì có thể trở thành anh em nếu như đó không

phải là vì chiến tranh?

Thùy khiến chúng ta phải suy nghĩ. Gia đình Thùy đã chấp nhận tôi, một người đã từng là kẻ thù.

Việc làm này cho thấy điều gì về lòng tốt của gia đình Thùy Trâm và những con người VN?

Thùy khiến chúng tôi phải suy nghĩ.

Hỡi các bạn trẻ!

Cách đây rất lâu rồi, tôi rời đại học để tham gia quân ngũ, không phải vì tôi theo chủ nghĩa yêu

nước, mà tôi muốn tìm lối thoát cho việc học đã trở thành gánh nặng. Tôi xung phong tham gia

chiến đấu tại VN. Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên tôi nhận ra sai lầm của quyết định xuất phát từ

cách suy nghĩ giản đơn ấy khi đang tập xuyên những lưỡi lê vào lốp ôtô, được huấn luyện để hò

hét và giết chóc bằng vũ lực. Cảm nhận rằng tôi sẽ tước đoạt cuộc sống của ai đó khiến tôi sợ

hãi.

Và rồi tôi đã tìm kiếm những lý do khiến tôi có thể sẵn sàng chiến đấu. Tôi lắng nghe những câu

chuyện tuyên truyền về tội ác của chủ nghĩa cộng sản, về lý thuyết đôminô nói rằng toàn bộ châu

66

Á sẽ rơi vào tay cộng sản nếu VN bị họ thống trị, về nhu cầu tài nguyên thiên nhiên, về những

đồng đội đã chết. Tôi đã có được rất nhiều lý do để khỏa lấp. Nhưng không lý do nào thật sự

thuyết phục được tôi. Tôi bắn vào người khác vì họ bắn vào tôi. Tôi hủy hoại cuộc sống vì mạng

sống của tôi bị đe dọa. Tôi không bao giờ ngừng hỏi tại sao và không bao giờ tìm được câu trả

lời thích đáng.

Điều tôi đã tìm được là mảnh đất đẹp đẽ chưa từng thấy. Một mảnh đất khiến bạn phải hụt hơi,

phải chùng gối, tác động lên toàn bộ giác quan của con người, giống như một giấc mơ rực sáng

về thiên đường. Một mảnh đất đầy ắp những con người hiền lành tìm thấy niềm vui ở những điều

giản dị nhất, nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu bạo liệt để bảo vệ những gì đã thuộc về họ.

Điều tôi tìm thấy hôm nay là một mảnh đất đã và đang là nơi cư ngụ của sự tha thứ cho những

cuộc tàn sát trong quá khứ mà đến nay vẫn còn gây ảnh hưởng. Đó là bom mìn giết chết bao trẻ

em khi chúng đi bộ qua những cánh đồng, và những chứng bệnh kéo dài do chất độc da cam.

Điều tôi tìm thấy mạnh mẽ đến nỗi đến tận hôm nay tôi vẫn còn nhớ rõ những ngôi làng nhỏ như

Nga Mân và Nhơn Phước ở huyện Đức Phổ như thể hôm qua tôi vẫn còn

ở đó, ở nhà của tôi.

Và như vậy, tuổi trẻ ngày hôm nay sẽ học được gì từ cuốn nhật ký của

một nữ anh hùng, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, kẻ thù của tôi từ nhiều năm

trước, người có cuốn nhật ký tôi đã mang theo suốt 35 năm nay, hi vọng

một ngày nào đó sẽ trả nó về với gia đình và đất nước của cô?

Thời bây giờ là của những thú vui, của những đồ chơi, của ôtô, tiếng ồn,

giao thông tắc nghẽn, khói tràn ngập thành phố, sự mất phương hướng,

sự hối tiếc về cái giá của tự do đến từ các nước phương Tây.

Hãy đọc câu chữ của Thùy Trâm để hiểu được sự hi sinh đến tận cùng vì

Tổ quốc của một nữ anh hùng, để đánh giá đúng đắn về giá trị của những đồ chơi và ôtô, để trở

lại với cách sống của Thùy Trâm, một cách nhìn vì Tổ quốc của mình, tôn trọng gia đình, khao

khát được giúp đỡ một ai đó, dù có phải trả giá bằng mạng sống.

Thùy nói với các bạn rằng cô ấy là một cô gái bình thường với rất nhiều nỗi sợ hãi cũng như tất

cả chúng ta, cũng ham thích những điều chúng ta ham thích. Nhưng Thùy cũng nói với các bạn

rằng còn có một điều gì đó còn quan trọng hơn cả cuộc sống của cô ấy khiến cô ấy sẵn sàng hi

sinh khi cần thiết. Gần đây, tôi đọc trên một tờ báo rằng tướng Giáp có nói thách thức hiện tại

của VN không phải là sự xâm lược từ bên ngoài mà chính là sự đói nghèo.

67

Các bạn trẻ, với điều bạn học được từ những gì cô ấy viết, hãy chiến đấu chống đói nghèo với

lý tưởng của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, bằng cách hi sinh những niềm vui tầm thường. Hãy

chiến đấu cho những người đồng hương với lòng nhiệt huyết của một người lính giải phóng

quân, giống như bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Hãy xem Tổ quốc các bạn cần gì trước khi tính

toán đến nhu cầu của bản thân và nuôi dưỡng tinh thần của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

Và gửi tới tất cả những người có thể cho rằng những dòng chữ này là lố bịch, vô nghĩa của một

người lính cổ xưa không còn hữu dụng nữa, tôi đề nghị các bạn hãy cứ đọc nhật ký của Đặng

Thùy Trâm, và cuộc sống của bạn sẽ thay đổi mãi mãi. Cuộc sống của tôi đã như vậy rồi.

FREDERIC WHITEHURST

Người con gái ấy không tự nhiên sinh ra đã là anh hùng. Trong ngôi nhà mà chị đã chào đời,

trong ánh mắt của người mẹ đã sinh ra và nuôi dạy chị, trong ký ức của những chị em gái,

Thùy Trâm đã có một tuổi thơ tuyệt vời. Bất chấp những khó khăn và đạn bom thời chiến, gia

đình bé nhỏ ấy đã tạo dựng cho thế hệ sau một người anh hùng thật sự từ những chuyện giản

dị nhất, hằng ngày, hằng tháng. Trước khi tạm biệt Thùy Trâm và những trang nhật ký của

chị, mời bạn đọc gặp lại người mẹ già và những người thân của nữ bác sĩ, những người mà

với họ, Thùy Trâm chỉ như là người đi vắng, vừa hôm qua.

Ngày 4-5-2005,

Trích thư Frederic gửi Hiền Trâm và Hồ (em gái và em rể của chị Thùy Trâm)

Đây đúng là mt chuyn c tích…

Đây đúng là một chuyện cổ tích. Hằng ngày tôi làm nhiệm vụ luật sư tại tòa, nhưng từ thứ hai

vừa rồi tôi không thể nghĩ đến điều gì khác ngoài Thùy Trâm. Tôi phải lặng lẽ nghĩ bởi vì mặc

dù tìm thấy gia đình Đặng của tôi là một niềm vui to lớn nhưng trong tim tôi có cả nỗi buồn trĩu

nặng vì Thùy Trâm đã mất đi. Và vì tôi đã bắt đầu già nên nước mắt rất dễ tuôn trào và điều tôi

khóc ở tòa là rất không thích hợp.

Vì thế suốt ngày tôi lặng lẽ nghĩ về Thùy. Trong những năm ấy cuốn nhật ký của Thùy Trâm trải

qua một cuộc chu du chắc các bạn sẽ thấy khá thú vị. Hồi ở VN tôi luôn giữ hai cuốn nhật ký bên

mình. Trước khi rời VN về Mỹ tôi đã đưa nó cho một người bạn ở cùng đơn vị hồi ở Đức Phổ.

Anh ấy lấy vợ người Việt và tôi nhờ chị dịch hộ ra tiếng Anh.

68

Khi tôi về tới nhà anh ấy gửi cho tôi bản dịch và hỏi tôi có muốn nhận lại cuốn nhật ký không.

Tôi cảm thấy có lẽ để anh ấy giữ thì tốt hơn vì anh ấy là luật sư. Thời gian trôi qua. Năm 1982

tôi học xong đại học và vào làm việc cho FBI. Cả tôi cùng anh tôi đều đọc bản dịch cuốn nhật

ký. Nhưng làm thế nào để tìm được gia đình Thùy Trâm? Chúng tôi không biết.

Việc tôi vào làm việc cho FBI khiến tôi phải ngừng tìm kiếm mất mười năm. Tôi đã hỏi và tìm

kiếm thông tin, nhưng thời gian sau chiến tranh ở VN gần như người ta không thể tìm được ai.

Tôi biết Hà Nội đã bị ném bom và sợ rằng gia đình Thùy Trâm chết hết rồi. Năm 1992, tôi sống

ở Washington.

Có một nhà báo viết cho tờ Bưu Điện Washington đã viết một bài báo tên là “Người xa lạ giữa

quê hương xa lạ”. Hồi nhỏ anh ấy sống ở Hà Nội và khi trở về anh thấy tuổi thơ của mình đã

hoàn toàn mất đi. Tôi liên lạc với anh ta, anh ta nói rằng có thể gia đình Thùy Trâm đã chết trong

chiến tranh. Tuy nhiên tôi và anh Robert thấy đồng bào của Thùy Trâm cần phải biết chị là một

anh hùng. Robert và tôi nói với nhau chuyện này trong bao năm.

Chúng tôi quyết định nếu hai cuốn nhật ký đã được dịch sang tiếng Anh thì cũng có thể xuất bản

thành sách để cả thế giới sẽ đọc nó, vậy là chúng tôi cũng hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế tôi gọi

điện cho người bạn đã dịch hộ cuốn nhật ký, nhưng anh trả lời hình như đã gửi trả lại cho tôi từ

lâu. Tôi tin anh ấy và đã lục tìm khắp nơi rất lâu nhưng không tìm thấy hai cuốn nhật ký. Vì thế

tôi nghĩ có thể trong bao lần vợ chồng tôi chuyển nhà khắp nước quyển nhật ký đã bị thất lạc.

Thế rồi cách đây vài năm người bạn đó gọi điện báo tin rằng trong khi lục lọi đống hồ sơ luật lưu

trữ từ năm 1966 anh ấy tìm thấy hai cuốn nhật ký. Chúng vẫn nằm nguyên trong cái phong bì mà

tôi đã gửi cho anh. Anh ấy hỏi tôi có muốn lấy lại không. Tôi trả lời tôi rất muốn lấy lại, nhưng

xin anh đừng gửi bằng đường bưu điện bởi vì có thể bị thất lạc mà chúng thì vô cùng quí giá.

Vậy là tôi bay đi California để tự mình nhận hai cuốn nhật ký. Lúc đó tôi đã có máy tính và máy

quét.

Tôi bèn quét hai cuốn nhật ký cùng những bức ảnh và gửi bản quét cho Robert để anh ấy dịch

lại. Mấy năm nay Robert vẫn dịch hai cuốn nhật ký. Sau đó Robert tìm thấy trên một trang ở cuối

cuốn sổ tên và địa chỉ cha mẹ cô (hoặc chúng tôi đoán thế). Mấy năm sau này một người bạn của

chúng tôi đã liên lạc được với gia đình BS Thùy Trâm ở Hà Nội và nói rằng gia đình cô vẫn còn

sống, hiện đang làm việc ở một bệnh viện cách Hà Nội 8km về phía nam…

Đó là chuyện về cuộc phiêu lưu của cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Bởi vì trong 35

69

năm qua cuốn nhật ký chỉ được mở ra vài lần – có lẽ không quá mười lần nên chúng gần như còn

nguyên như hồi Thùy Trâm viết vào đó lần cuối cùng. Giấy bắt đầu bị rạn và phải thật cẩn thận

khi cầm nó nhưng nét chữ vẫn còn rất rõ như các bạn có thể thấy trong đĩa CD…

FRED

Posted in Blogroll | 1 Comment »

Mỗi người là một viên kim cương quí giá !

Posted by isoul trên Tháng Tám 3, 2007

Mỗi người là một viên kim cương quí giá

Didi luôn say mê với từng câu giảng, từ câu chuyện của mình – Ảnh: Vi Thảo

TTCT – Dù đã ở vào tuổi lục tuần, Didi Sudesh, người phụ nữ Ấn Độ, vẫn miệt mài với những bài giảng của mình về tâm học, như bà đã từng làm suốt 50 năm qua, chỉ để mọi người có thể khám phá mình, hoàn thiện bản thân và sống chất lượng hơn…

“Hoa có thể nở dễ dàng nhưng từ hoa đơm thành trái thì cần nhiều thời gian. Thành công không bao giờ là một phép mầu cả. Chúng ta phải như một người làm vườn, phải biết khi nào cần gieo hạt, phải làm việc cần cù, phải kiên nhẫn để gặt được những trái thơm cho riêng mình…” – Didi Sudesh đã mở ra một cuộc trò chuyện thú vị về việc khai phá nội tâm ở một lớp học tình nguyện tại TP.HCM giữa đêm hè tháng bảy.

Căn phòng trang nhã, đơn giản. Những khán giả dự thính yên lặng nhìn về phía người phụ nữ với khuôn mặt phúc hậu. Bằng những câu chuyện ngụ ngôn hết sức nhẹ nhàng, Didi như dẫn người nghe vào những triết lý sống của của một con người luôn hết lòng vì tất cả những người khác.

“Kẻ thù lớn nhất của mỗi người là chính bản thân mình. Tôi không bao giờ coi những người ghét mình là kẻ thù, họ là những người bạn tốt. Kẻ thù của tôi là chính tôi”

“Những người trẻ làm sao để vượt qua chính mình? Tự tin, trân trọng những đặc điểm của người khác. Đừng bao giờ mất lòng can đảm vì chính tình huống có thể làm chúng ta ý thức được. Can đảm, tự tin và có định hướng rõ ràng. Và đừng bao giờ có ý tưởng cạnh tranh với người khác vì mỗi hạt giống đều có tiềm năng riêng của mình và cần được tôn trọng”

DIDI SUDESH

Câu chuyện vị đại sư nhà Phật ba lần cứu con bò cạp rơi xuống nước, ba lần đều bị chính bò cạp cắn là ba bài học mà vị đại sư nhận được: Tôi đầy lòng yêu thương. Tôi biết tha thứ cho tất cả những người làm tổn hại mình, tốt với người tốt thì dễ, tốt với người xấu mới khó. Học tha thứ và học quên đi mình đã tha thứ. Vẫn là câu chuyện quen thuộc đã đọc nhưng những dẫn cứ, những lời tâm sự nhẹ nhàng của Didi làm người nghe nhận ra điều cốt lõi từ chính mình để rồi phấn chấn đưa những câu chữ ấy vào trong tim.

“Sen mọc giữa bùn đen. Đóa sen vươn lên từ vũng bùn đen ấy lại có màu trắng tinh khôi. Đó là một biểu tượng. Sức mạnh nội tâm sẽ giúp chúng ta trong sạch để vững chãi đứng trên mọi thử thách… Vàng, ngọc, kim cương không bao giờ nằm trên bề mặt và không bao giờ dễ tìm. Tâm hồn chúng ta cũng vậy, đãi cát để nhặt vàng”. Nuôi dưỡng cho mình một tâm hồn lành mạnh là tâm sự xuyên suốt của Didi gửi cho 50 người bạn của bà trong buổi trò chuyện.

Hơn 50 năm, đôi chân nhỏ của Didi đã đi qua khoảng 76 nước chỉ để giúp mọi người khám phá và tìm thấy sức mạnh bên trong của chính mình, để tự tin và lạc quan hơn. Ở tuổi 65, Didi vẫn tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi của mình. “Tôi biết rõ giá trị của mình. Tôi luôn giữ cho mình một thái độ tích cực và luôn có thể đối mặt với mọi tình huống.

Tôi luôn làm tất cả mọi việc bằng một thái độ rất tích cực, không hề có ích kỷ, vị kỷ ở đó, cũng không kỳ vọng được đáp lại ở bất kỳ công việc nào. Mỗi tâm hồn là một tòa lâu đài, phải biết cách giữ gìn và xây dựng tòa lâu đài đó. Tôi vững chắc với tòa lâu đài của chính mình, có nước xanh xung quanh để cho mục tiêu của cuộc đời tôi tuôn chảy”.

VI THẢO

Posted in Blogroll | 5 Comments »

30 từ tiếng Anh đẹp nhất

Posted by isoul trên Tháng Tám 1, 2007

Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Hội đồng Anh (Bristish Council), một cơ quan chuyên trách phát triển, bồi dưỡng và truyền bá tiếng Anh, văn hóa Anh- đã mở cuộc bình chọn 70 từ đẹp nhất trong tiếng Anh. Cuộc bình chọn đã diễn ra trên 102 nước với 40.000 người tham gia. Kết quả, từ “Mother” (người mẹ) đứng đầu danh sách. Theo một thành viên tham gia bình chọn, từ “Mother” không chỉ có nghĩa là mẹ, mà khi trở thành động từ, nó mang nghĩa “chăm sóc, nuôi dạy ai hay cái gì như một người mẹ” và “đối xử tốt, chu đáo” với ai đó.

Sau đây là danh sách “30 từ tiếng Anh đẹp nhất” để chúng ta cùng tham khảo:

1. MOTHER: Người mẹ
2. PASSION: Niềm say mê, cảm xúc mạnh mẽ
3. SMILE: Nụ cười
4. LOVE: Tình yêu
5. ETERNITY: Sự vĩnh cửu, tính bất diệt, bất tử
6. FANTASTIC: Kỳ quái, lạ thường, người lập dị
7. DESTINY: Định mệnh, số phận
8. FREEDOM: Tự do
9. LIBERTY: Quyền tự do
10. TRANQUILLITY: Sự thanh bình
11. PEACE: Hòa bình
12. BLOSSOM: Hoa; sự hứa hẹn, niềm hy vọng (nghĩa bóng)
13. SUNSHINE: Ánh nắng, sự hân hoan
14. SWEETHEART: Người yêu, người tình
15. GORGEOUS: Rực rỡ, lộng lẫy, tráng lệ, huy hoàng, tuyệt mỹ
16. CHERISH: yêu thương (động từ), ấp ủ (nghĩa bóng)
17. ENTHUSIASM: Sự hăng say, nhiệt tình
18. HOPE: Hy vọng
19. GRACE: Vẻ duyên dáng, yêu kiều, vẻ phong nhã (số nhiều)
20. RAINBOW: Cầu vồng
21. BLUE: Màu xanh
22. SUNFLOWER: Cây hướng dương
23. TWINKLE: Ánh sáng lấp lánh, lấp lánh (động từ)
24. SERENDIPITY: Khả năng cầu may
25. BLISS: Hạnh phúc, niềm vui sướng nhất
26. LULLABY: Bài hát ru con
27. SOPHISTICATED: Tinh vi, sành diệu
28. RENAISSANCE: Sự phục hưng
29. CUTE: Sắc sảo, tinh khôn
30. COSY: Ấm cúng, thoải mái, dễ chịu.

Sưu tầm

Posted in Blogroll | 3 Comments »

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 1)

Posted by isoul trên Tháng Bảy 19, 2007

Chuyện về cuốn nhật ký sau 35 năm lưu lạc

Cuốn nhật ký của nữ bác sĩ Đặng Thị Thùy Trâm – người đã hy1

sinh trên chiến trường xưa đã được một cựu chiến binh Mỹ lưu

giữ. Sau 35 năm, những dòng nhật ký đầy xúc cảm của người

bác sĩ năm xưa đã về với những người thân của chị.

“Đức Phổ 25/7/69. Ba má và gia đình yêu thương. Con viết thư

này giữa tiếng phản lực gào xé không gian… Chiều nay con đang chạy càn, bọn địch ở cách con

chừng 20 phút đi bộ. Con xách giỏ ra đi, chiếc giỏ nhựa trong đựng 1 cái võng dù, 1 hộp dụng cụ

cấp cứu, 1 chiếc ống nghe, 1 bộ quần áo, 1 cái túi transitor. Với bấy nhiêu con có thể ở đâu cũng

được rồi. Chạy càn nhưng vẫn rất đàng hoàng, vẫn đôi dép nhựa (như dép Trung Quốc các cô Hà

Nội thường đi), vẫn bộ quần áo và một chiếc áo mưa bằng một thứ nilon đắt tiền… Con đi ung

dung trên đường mặc cho những chiếc trực thăng rà trên đầu…”. Đó là một phần trong những bức

thư mà nữ bác sĩ Đặng Thị Thùy Trâm gửi về gia đình, khi chị vừa 27 tuổi. Năm 1966, tốt

nghiệp ĐH Y khoa Hà Nội loại ưu, chị xung phong vào chiến trường. Ba tháng ròng rã đi bộ, và

thấm những cơn sốt rét rừng, bác sĩ trẻ Đặng Thị Thùy Trâm vào đến Đức Phổ (Quảng Ngãi),

phụ trách một trạm xá nhỏ.

Nhà văn Nguyên Ngọc trong cuốn ký sự Có một con đường mòn trên biển Đông đã ghi lại lời đại

tá Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Đức Thắng (Tư Thắng), người chỉ huy con tàu không số

trên biển Đông kể về nữ bác sĩ: “Đặng Thị Thùy Trâm là người anh hùng vô danh không sao biết

cho hết, nói cho hết. Đức Phổ là một trong những huyện ác liệt nhất chiến trường Khu 5. Sư

đoàn Không vận số 1 Mỹ quần nát ở đó, rồi Lữ đoàn 196 Mỹ, Sư đoàn Dù 101 Mỹ. Có thời gian

cả Sư 25 “anh cả đỏ” Mỹ cũng ra đó, rồi Rồng xanh, Bạch mã, Nam Triều Tiên, rồi Sư 2, Sư 22,

Sư 23 ngụy, thủy quân lục chiến, dù ngụy, chẳng thiếu mặt. B52 băm nát một vùng bán sơn địa

ngang dọc chỉ vài cây số… Thế mà trên cái vùng đất ghê gớm ấy, bám trụ một bệnh xá huyện

nho nhỏ, gan lì, bất khuất. Và người phụ trách, người chỉ huy cái bệnh xá ấy là một cô gái, một

bác sĩ trẻ người Hà Nội. Chị trụ bám gan lì đến kỳ lạ, kỳ quặc suốt mấy năm trời trên vùng đất

hẹp bị đánh nát như băm ấy… cho đến ngày chị hy sinh”.

Gia đình được biết về sự ra đi ấy qua lời kể của đồng đội cũ của chị: bác sĩ Đặng Thị Thùy Trâm

hy sinh ngày 22/7/1970, trong một chuyến đi công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng và bị

địch phục kích”. Những người biết về chị còn kể rằng chị chỉ huy bệnh xá, cứu chữa và nuôi

nấng hàng chục ngàn lượt thương binh, mở nhiều lớp huấn luyện cho du kích và đồng bào địa

2

phương về sơ cấp cứu. Nhiều lần quân Mỹ cho trực thăng kêu gọi và thả truyền đơn dụ dỗ, hứa

hẹn nhiều tiền tài danh vọng, nào chức vụ, nào du học ở Mỹ nhưng bác sĩ Thùy Trâm vẫn kiên

cường chiến đấu không lùi bước, không phụ lòng tin của đồng bào.

Sự trở về

Trong những ngày ác liệt, bác sĩ Đặng Thị Thùy Trâm luôn gửi lòng mình vào những trang nhật

ký. Cuốn nhật ký đó đã được Frederic Whithurs – một người lính trinh sát Hoa Kỳ có được và

lưu giữ đến hôm nay. 35 năm sau, một nhiếp ảnh gia, cựu chiến binh Mỹ là Ted Engelmann, bạn

của Frederic đã chuyển đến tận gia đình của cố bác sĩ Đặng Thị Thùy Trâm đĩa CD lưu lại cuốn

nhật ký. Ted Engelmann xúc động kể lại: “Tôi biết thông tin về cuốn nhật ký này khi dự một

cuộc hội thảo về Việt Nam tại Trường ĐH Texas. Tại hội thảo, Frederic đã nói về chiến tranh, về

một cuốn nhật ký mà anh có. Và anh đã khóc! Vào tháng 3/1970, người lính này đi trinh sát tại

Đức Phổ. Tại đây, Frederic và người cùng đi tìm thấy được dấu vết của một bệnh xá. Tất cả mọi

người và thương binh ở bệnh xá đã kịp di chuyển, nhưng còn lại một ít giấy tờ. Những người

lính Mỹ đã gom các giấy tờ tìm được và đốt. Trong số giấy tờ đó, Frederic thấy một cuốn sổ nhỏ

bằng chiếc máy ghi âm. Qua cách thể hiện của người viết, người lính nhận thấy đó là cuốn sổ ghi

lại những thông tin cá nhân. Anh cảm thấy rằng, cần giữ nó lại. Frederic bỏ nó vào túi áo ngực.

Cuốn sổ thứ hai, mỏng hơn, cùng nét chữ của một người, cũng được anh cất giữ. Sau này,

Frederic biết được, đó là hai cuốn nhật ký, một cuốn dày 118 trang và cuốn còn lại 28 trang của

nữ bác sĩ Đặng Thị Thùy Trâm. Trong cuốn sổ có ghi địa chỉ liên hệ là “bác sĩ Đặng Ngọc Khuê

(mà sau này chúng tôi biết là bố của bác sĩ Trâm) công tác tại Bệnh viện Đông Anh”. Nhờ địa

chỉ đó cùng với sự giúp đỡ của Tổ chức Quaker Mỹ tại Việt Nam, tôi đã may mắn tìm được gia

đình của bác sĩ Đặng Thị Thùy Trâm”.

Hơn 35 năm sau ngày cuốn nhật ký lưu lạc, hôm 28/4 vừa rồi, trong căn nhà số 15, ngõ 147 Đội

Cấn (Hà Nội), gia đình cố bác sĩ Đặng Thị Thùy Trâm đã được đọc lại những dòng nhật ký thân

thương. Không ai trong căn phòng bé nhỏ cầm được lòng mình. Nét chữ mảnh, nghiêng, dâng

đầy cảm xúc: “Ngày 8/4/68. mình mổ ca ruột thừa trong khi thiếu thuốc, chỉ có một vài ống

novocain nhưng người thương binh vẫn cố gắng mỉm cười, không kêu đau đớn… Suốt một đêm

lo lắng vì ca mổ của Sang. Lòng vui sướng khi Sang đã gắng dậy, nụ cười gượng nở trên môi”.

“Ngày 13/4/68. Thư từ rất nhiều từ khắp bốn phương gửi về. Cảm ơn tất cả mọi người đã dành

cho tôi những tình thương mến thiết tha…”. Ôi những người thân trên quê hương đất Quảng…”.

Ông Ted Engelmann không giấu nổi lòng mình: “Tôi thật sự có một cảm xúc rất đặc biệt khi

hôm nay gặp lại mẹ của bác sĩ Trâm và những người thân của chị. 35 năm trước, khi Trâm đang

viết nhật ký thì tôi cũng có mặt ở Sông Bé để chụp những bức ảnh về chiến tranh. Vậy mà bây

giờ…”.

Nỗi thương nhớ cố bác sĩ Đặng Thị Thùy Trâm có thể sẽ không bao giờ nguôi trong lòng mỗi

người thân, nhưng sự trở về của những trang nhật ký đã phần nào giúp cho người đã khuất trở về

gần hơn với người thân…

Liên Châu

4

“Chị là của tất cả chúng ta”

Đây là một câu chuyện kỳ lạ. Rất kỳ lạ khi những ghi2
chép riêng tư của một cô gái Việt cộng lại được những người bên kia chiến tuyến gìn giữ như một kỷ vật thiêng liêng.

“Thùy Trâm không định viết cho cả thế giới này đọc, nhưng có lẽ chính vì thế mà niềm tin sâu thẳm nơi chị được viết ra một cách chân phương, rõ ràng và tôi đã thấy chị có đủ dũng cảm để theo đuổi niềm tin ấy trong trận thử thách cuối cùng…”. Trong lá thư gửi cho người mẹ của người đã mất họ viết vậy, ngày 28-5-2005.

35 năm đã trôi qua, nhưng có một người con gái như thế vừa bất ngờ trở lại…

Sáng 25-4-2005, tôi nhận được một cú điện thoại bất ngờ. Đó là điện thoại gọi đến từ văn phòng

Quaker (1) Hà Nội. Người của văn phòng báo tin hiện có một người Mỹ đang giữ cuốn nhật ký

của chị gái tôi – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Chị Thùy của chúng tôi.

Chị tôi hi sinh năm 1970 tại chiến trường Quảng Ngãi. Cống hiến của chị

tôi ghi trong hồ sơ đề nghị truy tặng Huy chương kháng chiến chống Mỹ

hạng nhì rất đơn sơ: bác sĩ, hi sinh tại chiến trường. Thời gian công tác:

năm năm, ba tháng, năm ngày…

 

Nước mắt của người cựu chiến binh3

Trung tuần tháng 3-2005, một cuộc hội thảo thường niên về chiến tranh

VN được tổ chức tại Trung tâm Việt Nam – Đại học Texas, Mỹ. Rất nhiều

người đến dự. Tại hội thảo, người ta thảo luận về chiến tranh VN ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Frederic Whitehurst (2) và Robert Whitehurst (3) đã đến với bài nói về nhật ký của một nữ bác sĩ

Việt cộng mà Frederic nhận được khi tham gia chiến tranh ở VN…

Ted Engelmann (4) là một trong những người có mặt ở hội thảo. Ba ngày sau khi hội thảo kết

thúc, Ted sang VN. Ở Hà Nội, anh đã nhờ một người bạn làm ở văn phòng Quaker Hà Nội tìm

giúp gia đình bác sĩ Đặng Ngọc Khuê. Những nhân viên ở đây rất nhiệt tình, lần theo manh mối

ít ỏi có trong cuốn nhật ký, họ đã tìm sang tận Đông Anh, nơi bố tôi làm việc từ gần 50 năm

trước. Nhưng ở đó, người duy nhất làm việc cùng thời với bố tôi cũng đã nghỉ hưu từ năm 2000.

5
Bệnh viện Đông Anh cử người về tận quê ông để hỏi địa chỉ gia đình tôi. Ông lại chỉ sang

Trường đại học Dược Hà Nội, nơi mẹ tôi công tác trước khi về nghỉ hưu từ 20 năm trước. Cứ

như thế, bao trái tim nhân hậu đã chuyển tiếp cho nhau tín hiệu để cuối cùng giúp Ted tìm được

gia đình tôi và trao lại chiếc đĩa CD chứa đựng tâm huyết của người viết nhật ký 35 năm về

trước.

Những ngày sau đó tôi nhận được rất nhiều thư của hai anh em Frederic Whitehurst và Robert

Whitehurst. Họ kể về những năm tháng ở VN và hành trình bao năm qua họ đã tìm kiếm gia đình

tôi như thế nào. Có những lúc họ tưởng như tuyệt vọng không thể nào tìm được gia đình tôi, đã

sợ rằng khi họ chết đi, hai cuốn nhật ký của chị tôi sẽ nằm trong đống giấy má bình thường

không ai biết đến, bị quẳng đi, bị mục nát, bị quên lãng.

Họ nói với tôi rằng vì không còn hi vọng tìm được gia đình tôi, họ đã có ý định in hai cuốn nhật

ký thành sách để cả thế giới được biết về một nữ bác sĩ cộng sản người Hà Nội đã sống và đã

chết ra sao. Họ mong rằng từ cuốn sách đó sự nghiệp y tế của chị tôi sẽ còn được tiếp nối… Và

trong nỗi tuyệt vọng như thế, họ đã trao tặng hai cuốn nhật ký cho Viện lưu trữ về VN Lubbock

tại Trường đại học Tổng hợp Texas, để chúng có thể được gìn giữ và chăm chút hơn khả năng họ

có thể làm được.

Dưới đây là bức thư đầu tiên của Fred gửi cho tôi:

“Thứ sáu 29-4-2005

Tôi là Frederic Whitehurst. Tôi đã giữ ký ức về chị cô, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, 35 năm nay. Tôi

đã giữ cuốn nhật ký của chị ấy suốt 35 năm. Ted Engelmann – người tôi chỉ mới vừa biết – nói

với tôi rằng anh ấy đã đến nhà cô và hiện nay cô đã nhận được bản copy của hai cuốn nhật ký

cùng những bức ảnh. Có bao nhiêu điều tôi phải nói với cô, với gia đình cô và đặc biệt là với mẹ

cô.

Sau bao nhiêu năm tìm kiếm, điều này giống như một giấc mơ và việc tìm ra gia đình cô khiến

tôi bật khóc. Một người mẹ phải được biết về những ngày tháng của con gái mình, một đất nước

phải được biết về một người anh hùng như bác sĩ Đặng. Mọi việc dường như thật thích hợp, mẹ

cô cần phải nhận được những dòng chữ của con gái mình đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm giải

phóng đất nước bà – 30-4-2005…”.

4

“Fred, đừng đốt cuốn sổ này, bản thân trong nó đã có lửa”

Frederic Whitehurst là một sĩ quan quân báo Mỹ tham chiến ở chiến trường

Đức Phổ, Quảng Ngãi từ năm 1969-1971. Trong chiến tranh, nhiệm vụ của

Fred là thu thập các thông tin, tài liệu có giá trị quân sự để phân tích tình

hình, truy tìm dấu tích quân giải phóng, định hướng tập kích hay càn quét.

Nhiệm vụ đó khiến Fred có thể nhìn cận cảnh cuộc chiến tranh và chứng

kiến tận mắt những mất mát khủng khiếp – cả đối với phía VN lẫn phía Mỹ.

Fred đã chứng kiến cảnh “cả một xóm nhỏ Nhơn Phước ở miền tây Đức

Phổ bị bom giội tan hoang không còn một người sống” (thư ngày 4-6-2005). Fred đã nhìn thấy

những em nhỏ ở Chu Lai bị thiêu cháy trong bom napalm. Fred đã chứng kiến viên trung úy chỉ

huy trực tiếp của mình gần như mất trí vì không chịu nổi cảnh các nhân viên y tế Mỹ “đơn giản

cứ nhặt bừa bất kỳ một cánh tay, cẳng chân nào đó lắp vào xác bạn mình cho vào quan tài gửi về

Mỹ” (thư ngày 4-6-2005). Những cảnh chứng kiến đó đã ám ảnh Fred trong bao năm nay từ khi

rời VN trở về.

Nhưng cũng từ những ngày khốc liệt đó, Fred đã nhìn thấy cuộc chiến tranh từ một ánh sáng

hoàn toàn khác biệt.

Trong một trận tập kích vào một “căn cứ của Việt cộng”, sau khi tiếng súng đã im, đơn vị của

Fred tiến vào và nhận thấy đây là một bệnh viện nhỏ. Có rất nhiều lán trại, nhiều phòng – rõ ràng

là phòng bệnh, cả một phòng mổ dã chiến. Có vẻ mọi người trong bệnh viện đã vội vã đi khỏi

ngay trước khi quân Mỹ ập tới và không kịp mang theo tài liệu.

Theo qui định của quân đội Mỹ, mọi tài liệu của địch thu được trên chiến trường phải chuyển lại

cho bộ phận quân báo nghiên cứu. Hôm đó Fred thu nhặt được rất nhiều tài liệu. Cùng với thông

dịch viên người Việt, Fred chọn lọc các tài liệu có giá trị quân sự, số còn lại họ vứt vào đống lửa

để thiêu hủy. Fred đang đốt những tài liệu loại bỏ thì thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu – thông dịch

viên của đơn vị – cầm một cuốn sổ nhỏ đến cạnh anh và nói: “Fred, đừng đốt cuốn sổ này. Bản

thân trong nó đã có lửa rồi”. Fred chưa hiểu đó là cuốn sổ gì, nhưng vẻ xúc động của Hiếu và

việc Hiếu có thể kính trọng cả đối phương tác động rất mạnh đến anh, Fred bỏ cuốn sổ vào túi.

Nhiều đêm sau đó Fred và Hiếu cùng nhau đọc cuốn sổ. Đó là nhật ký của một Việt cộng, chính

là nữ bác sĩ đứng đầu cái bệnh viện nhỏ mà đơn vị Fred càn vào. Nét chữ nghiêng nghiêng đầy

nữ tính. Anh càng tò mò hơn khi Hiếu cho biết nữ bác sĩ đó còn rất trẻ, mới 26 tuổi và từ Hà Nội

vào Đức Phổ công tác chưa được hai năm. Rồi như một định mệnh, mấy tháng sau Fred nhận

7

được cuốn nhật ký thứ hai của nữ bác sĩ, cũng do Nguyễn Trung Hiếu đem về. Những dòng chữ

rực lửa khiến Fred vô cùng xúc động – mặc dù anh chỉ được nghe qua lời dịch vội của Nguyễn

Trung Hiếu và đó là những dòng chất chứa căm thù đối với quân Mỹ. Những dòng đầy yêu

thương, hi vọng khiến anh vô cùng ngạc nhiên. Anh không hiểu nổi bắt nguồn từ đâu mà một

người con gái có thể nhìn thấy cái đẹp của màu xanh giữa chiến trường mịt mù bom đạn, vì sao

cô ấy có thể nghe nổi bản giao hưởng êm đềm khi quân Mỹ gần như luôn bám sát sau lưng.

Năm 1972, Fred được rời VN và trở về Mỹ. Trong hành lý của anh có những kỷ vật nặng trĩu của

chiến tranh: hai cuốn nhật ký của nữ bác sĩ, hơn 50 tấm ảnh chụp những người dân Quảng Ngãi

trong chiếc máy ảnh Canon bị bắn thủng lấy được trên xác một phóng viên Việt cộng, chiếc đục

nhỏ rơi bên xác một người thợ mộc già bị giết hại. Cũng từ đó VN trở thành một nỗi ám ảnh

trong anh.

Mẹ của Fred là một nhà giáo và là họa sĩ. Khi Fred cho mẹ xem cuốn nhật ký, bà đã bảo con trai

hãy cẩn thận, bởi vì hai cuốn sổ này có thể thiêu cháy cuộc đời anh…

Cuốn nhật ký tìm về quê hương

Robert Whitehurst cũng là một cựu chiến binh ở chiến trường VN nhưng chưa từng có mặt ở

chiến trường Nam Trung bộ. Hai năm hoạt động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khiến Rob

đem lòng yêu mến miền đất này cùng những con người VN hiền hòa, giàu tình cảm.

VN đã trở thành một phần đời của Rob vì anh cưới một người con gái xứ Long Xuyên. Anh học

tiếng Việt, thích ăn món ăn Việt, thích đem những cây cỏ VN về Mỹ để trồng, thậm chí có lần

còn cố gửi về Mỹ một chiếc xuồng ba lá để vợ đỡ nhớ quê.

Rob được đọc cuốn nhật ký của bác sĩ Thùy Trâm sau khi từ Mỹ trở về năm 1972. Ngay từ đầu

cuốn nhật ký đã khiến anh sửng sốt. Cùng với sự giúp đỡ của vợ, anh đọc đi đọc lại cuốn nhật

ký, càng đọc anh càng bị lay động trước những gì diễn ra trong tâm hồn người con gái ở bên kia

chiến tuyến.

Thư anh viết: “Tất cả những ai từng được chúng tôi cho xem cuốn nhật ký (đã được Rob dịch

sang tiếng Anh – TT) đều xúc động trước những điều chị cô viết. Chúng tôi nghĩ chị không chỉ là

một anh hùng của riêng ai, nghĩa là mặc dù những ký ức của chị rất quí giá đối với cô cũng như

đối với chúng tôi, nhưng sự nghiệp của chị còn rất có ý nghĩa với tất cả mọi người. Những dòng

chữ của chị có một sức kêu gọi tuyệt vời.

8

Mặc dù chị ở bên kia chiến tuyến trong cuộc chiến tranh giữa chúng ta, nhưng ngay từ đầu

những năm 1970, Fred và tôi đã cảm thấy chị vô cùng đáng ngưỡng mộ, đáng tôn kính và là một

người tốt. Hi vọng sau khi đọc những dòng chữ viết từ quá khứ ấy, cô sẽ đồng ý với chúng tôi…

rằng theo một nghĩa nào đó chị là của riêng gia đình cô, nhưng theo một nghĩa rất quan trọng

chị là của tất cả chúng ta” (thư ngày 29-4-2005).

Rồi Rob tìm được trên mạng Internet một nơi gọi là Trung tâm VN (Vietnam Center) ở Trường

đại học Tổng hợp Texas và biết rằng tại đây người ta vẫn tổ chức hội thảo thường niên về chiến

tranh VN. Có rất nhiều người tới dự hội thảo này: các học giả, các vị đại sứ, các viên tướng, các

cựu chiến binh VN của cả hai phía miền Nam và miền Bắc.

Robert động viên Fred đến dự hội thảo và nói về cuốn nhật ký của nữ bác sĩ. Cuộc hội thảo diễn

ra như tôi đã nói lúc đầu. Trong sự xúc động sâu sắc, Fred và Rob đưa cho nhiều người đĩa CD

chứa bản sao cuốn nhật ký của chị tôi, mong rằng giống như trong câu chuyện cổ tích tốt đẹp nọ,

cuốn nhật ký sẽ tìm được về với quê hương, về với gia đình người nữ bác sĩ mà họ ngưỡng mộ

như một anh hùng.

Ngày mai bạn sẽ đọc một câu chuyện khác, trong một bối cảnh khác của gần 40 năm trước.

Bạn sẽ đọc, để hiểu vì sao những ghi chép riêng tư của một người con gái lại có thể tạo nên nỗi

xúc động lớn lao đến thế nơi những người lính ở chiến tuyến bên kia…

9

5

Bệnh viện trong rừng

TT – Liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26-11-1942,

trong một gia đình trí thức. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng

Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm – nguyên giảng

viên Trường đại học Dược khoa Hà Nội. Tuổi Trẻ xin trân

trọng giới thiệu một phần trong hai cuốn nhật ký ghi trong

những ngày ở chiến trường của chị.

Tốt nghiệp Trường đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm

xung phong vào công tác ở chiến trường. Sau ba tháng hành

quân, tháng 3-1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách Bệnh viện huyện

Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh.

Trong phần ảnh tư liệu, được phép của những người có liên quan, chúng tôi có sử dụng những

bức ảnh trong album gia đình, ảnh chụp ở Quảng Ngãi trong những năm 1969-1970 do Frederic

Whitehurst cung cấp và một số bức ảnh do liệt sĩ Nguyễn Văn Giá, phóng viên Hãng Phim thời

sự – tài liệu VN, chụp tháng 10-1969 ở thôn Nga Mân, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, Quảng

Ngãi trước khi anh hi sinh.

13.4.68

Một ngày mệt nhọc vô cùng. Ba cas thương nặng vào một lúc. Suốt một ngày đứng bên bàn mổ

đầu óc căng thẳng vì những vết thương, vì tiếng khóc xé ruột xé lòng của chú Công (cha Đường)

và vì những tin buồn dồn dập.

Đường đã bị bắt sống trên đường công tác. Cậu bé sôi nổi nhiệt tình ấy không hiểu có chịu nổi

những đòn tra tấn của quân thù hay không. Thương Đường vô tận. Lá thư viết gửi Đường vậy là

chưa đến nơi. Người cầm thư đã chết còn người nhận thư thì bị bắt!

Biết bao nhiêu bà mẹ như mẹ Đường sẽ còn đau khổ khóc than đến cạn dòng nước mắt. Ôi nếu

mình ngã xuống, mẹ mình cũng sẽ như bà mẹ ấy thôi, cũng sẽ là một bà mẹ suốt đời hi sinh vì

con để rồi mãi mãi đau xót vì con mình đã ngã xuống nơi chiến trường khói lửa. Mẹ ơi! Con biết

nói sao khi lòng con thương mẹ trăm nghìn triệu mà cũng đành xa mẹ ra đi. Quân thù đang còn

đó, bao nhiêu bà mẹ còn mất con, bao nhiêu người chồng mất vợ. Đau xót vô cùng.

Posted in Blogroll | 33 Comments »