MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI !

KHI YÊU THƯƠNG ĐƯỢC CHO ĐI CŨNG LÀ KHI YÊU THƯƠNG CÓ THỂ ĐƯỢC GIỮ LẠI MÃI MÃI !

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 2)

Posted by isoul trên Tháng Bảy 19, 2007

20.5.68

Tiễn chân những bệnh nhân lên đường trở về đội ngũ chiến đấu, lẽ ra chỉ là niềm vui, vậy mà cả

người đi lẫn người ở đều buồn thấm thía. Hơn một tháng nằm lại bệnh xá, những bệnh nhân ấy

đã gắn bó với mình không phải chỉ là tình thương giữa người thầy thuốc với bệnh nhân mà trong

tình cảm ấy có cả nỗi cảm thông sâu sắc giữa những người bạn. Hôm nay họ đi rồi, người ra đi

còn nhớ chăng những đêm dài trò chuyện những đêm mình đi trực. Nhớ chăng những buổi cả cơ

quan đi cõng gạo họ đã cùng mình xử trí một cas thương, họ làm như những nhân viên thực thụ,

đêm đến trong ánh đèn dầu họ ngồi hí hoáy lau dụng cụ… những ngày ấy vui sao! Bao giờ gặp

lại nhau và có còn được gặp nhau không hở những người bạn mến thương?

20.7.68

Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết

sức vất vả. Riêng mình trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng

tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình

mình vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều

khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng

sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức

tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe dọa chảy

máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại… Đó chính là nhờ

sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh.

Và với những học sinh, mình cũng đã đem lại những điều quí giá trong lý luận về y học. Mình

đến với lớp không phải chỉ vì tinh thần trách nhiệm mà bằng cả tình thương của một người chị

đối với những đứa em đã chịu biết bao thiệt thòi đau khổ vì bọn bán nước nên không tìm đến với

khoa học được. Thương biết mấy những Thuận, những Liên, những Luận, Xuân, Nghĩa mỗi

người một hoàn cảnh nhưng đều rất giống nhau: rất ham học, rất cố gắng để đạt mức hiểu biết

cao nhất.

25.7.68

Một buổi ngồi bên giường bệnh của Lâm. Lâm bị một mảnh đạn cối cá nhân xuyên vào tủy sống,

mảnh đạn ác nghiệt đã giết chết một nửa người Lâm – từ nửa ngực trở xuống. Lâm hoàn toàn bại

liệt, lở loét và biết bao nhiêu đau đớn hành hạ Lâm.

Lâm năm nay hai tư tuổi, là một cán bộ y tế xuất sắc của Phổ Văn. Ban dân y huyện mới rút Lâm

về bổ sung chưa được một tháng, trong lần đi công tác vừa qua địch càn đến, Lâm xuống công sự

nhưng khi tay anh vừa mở nắp công sự thì bọn Mỹ đã đến sát sau lưng, một mảnh đạn nhỏ đã

11

giết hại đời Lâm một cách đau đớn. Lâm chưa chết nhưng chỉ còn nằm để chờ chết. Đứt tủy sống

trong điều kiện ở miền Bắc còn bó tay nữa là ở đây.

Lâm biết điều đó nên đau khổ vô cùng. Chiều nay ngồi bên Lâm, Lâm đưa lá thư của Hạnh

(người vợ trẻ của Lâm) cho mình coi rồi nói khẽ với mình: “Chị ơi, các chị tận tình, gia đình tận

tình nuôi em để làm gì? Trước sau em cũng chết, em có sống cũng chỉ làm khổ các chị và gia

đình mà thôi”. Một giọt nước mắt lăn dài trên gò má gầy ốm của Lâm.

Thương Lâm vô cùng mà chẳng biết nói sao. Nếu đặt mình vào hoàn cảnh của Lâm chắc mình

cũng nói như vậy mà thôi. Nhưng không lẽ không động viên Lâm… Ôi! Chiến tranh! Sao mà

đáng căm thù đến vậy và đáng căm thù vô cùng là bọn quỉ hiếu chiến. Vì sao chúng lại thích đi

tàn sát bắn giết những người dân hiền lành, giản dị như chúng ta? Vì sao chúng đang tâm giết

chết những thanh niên còn đang tha thiết yêu đời, đang sống và chiến đấu với bao mơ ước như

Lâm, như Lý, như Hùng và nghìn vạn người khác nữa?

…68

Một cas cancer dạ dày ở giai đoạn cuối. Với điều kiện thô sơ mình cũng đã mổ thăm dò nhưng

rất tiếc rằng K đã sang giai đoạn di căn. Không thể làm gì hơn đành đóng ổ bụng lại và đau xót

nhìn bệnh nhân đi dần đến cái chết. Chiều nay đứng bên giường bệnh anh, lòng mình đau như

cắt. Anh nói với mình miệng cố cười mà những giọt nước mắt vẫn tràn trong đôi mắt của anh:

“Tôi không oán trách gì đâu, biết chị và các đồng chí trong bệnh xá đã tận tình cứu chữa nhưng

bệnh tôi không thể nào khỏi được. Thì đành vậy. Nếu tôi còn ở đây thì rồi sẽ ra đồi sim an nghỉ

với các đồng chí. Nếu tôi về dưới đó thì cũng chỉ được nhìn ông bà già một lần nữa rồi cũng

xuống đất thôi”.

Biết nói gì với anh đây, mình đứng im hổ thẹn và tủi cực vô cùng. Đành rằng dù ở đâu rồi cũng

đành bó tay trước bệnh của anh nhưng còn có điều kiện để kéo dài thêm chút ít cuộc sống của

anh. Còn ở đây mình như tên lính bại trận giơ hai tay để cho kẻ thù tước bỏ vũ khí.

9.1.69

Năm nay Bốn hai mốt tuổi. Hai mốt tuổi bảy lần bị thương trong chiến đấu. Người trung đội

trưởng trinh sát trẻ tuổi ấy đã để lại trong mình những cảm nghĩ không bao giờ có thể quên.

Mình gặp Bốn lần đầu tiên khi Bốn vào nằm bệnh viện với một vết thương nhỏ nơi chân. Mấy

hôm sau, chân chưa lành Bốn đã ra viện và hơn một tháng sau mình lại đón Bốn vào viện. Vết

12

thương xuyên qua khớp vai mất nhiều máu nên Bốn xanh xao mệt lả, nhưng sau khi mổ xong,

vừa mới tỉnh nụ cười tinh nghịch lại nở trên đôi môi nhợt nhạt của Bốn.

Vết thương đau đớn nhiều nhưng Bốn không rên la mà chỉ lo một điều: có còn chiến đấu được

nữa hay không? Những lần đi thăm bệnh mình khẽ vuốt trên mái tóc người thương binh trẻ tuổi

và nói khẽ với Bốn rằng: Em hãy yên tâm, chắc rằng em sẽ còn cầm súng chiến đấu một cách

vững vàng. Và mới hôm nào đây gặp lại Bốn trên đường hành quân, vai mang khẩu AK, nhìn

thấy mình từ xa nó mừng rỡ reo lên:

“Chào bác sĩ! Báo cáo bác sĩ, tay em bình thường rồi”, và nó khoa tay lên khoe với mình khớp

vai đã hoạt động bình thường. Mình cười vui khi nhìn nước da khỏe mạnh hồng hào và nụ cười

tinh nghịch của chàng bộ đội giải phóng quân ấy.

Hôm nay Bốn lại vào viện, da xanh mướt. Em nằm im lìm không rên la. Một chân đã bị mìn tiện

cụt, máu thấm ướt hết áo quần. Bằng tinh thần trách nhiệm cộng với tình thương, mình đã cùng

các đồng chí hết sức cứu chữa. Cắt cụt chân xong, Bốn cười và nói: “Bây giờ chắc sống 80% rồi

đấy”. Riêng mình vẫn lo lắng vì Bốn mất máu quá nhiều. Mạch vẫn rất nhanh 140-150 nhưng

cũng nhiều hi vọng.

Cuối cùng Bốn đã không vượt qua nổi. Máu ra nhiều quá nên em không còn đủ sức. Bốn ơi, máu

em đã thấm đỏ trên mảnh đất quê hương, máu em đã chảy dài trên đường em đi chiến đấu. Tim

em đã ngừng đập cho trái tim Tổ quốc muôn đời đập mãi. Bốn chết rồi, hai mắt nhắm nghiền

như trong giấc ngủ. Ngồi bên Bốn vuốt nhẹ mái tóc em mà mình tưởng như em còn sống, nước

mắt mình từng giọt rơi xuống tóc em. Không! Bốn không chết đâu, Bốn sẽ còn sống mãi trong

lòng mình và những đồng đội đang cùng em trong cuộc chiến đấu sinh tử này.

“Tôi xin cám ơn thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu (người phiên dịch tiếng Anh cho đơn vị tình

báo quân sự số 635 của quân đội Mỹ biên chế bên cạnh lữ đoàn bộ binh số11, sư đoàn bộ

binh 23), người đã cứu cuốn nhật ký của chị tôi khỏi bị quẳng vào đống lửa bởi anh đã

nhận ra trong cuốn sổ này đã chứa đựng lửa rồi để anh trao lại nó cho Fred như một lời ủy

thác từ chị tôi. Anh Hiếu ơi, nay anh ở đâu? Nếu đọc được những dòng này xin anh hãy lên

tiếng, cho chúng tôi được nhìn vào mắt anh, để nói với nhau rằng tiếng nói của tình yêu và

khát vọng hòa bình có thể vượt qua mọi chiến tuyến để đến với những trái tim tốt lành”.

ĐẶNG KIM TRÂM

Những ngày khốc liệt

TT – 28.4.69

Dù đã dự kiến trước nhưng khi tình huống xảy ra vẫn có

những cái lận đận vất vả vô cùng. Sáng nay theo tinh thần

cuộc họp ban lãnh đạo bệnh xá đêm qua, toàn bộ số thương

binh nặng và đi lại khó khăn chuyển sang trường Đảng vì

thấy địch có khả năng lùng sục vào bệnh xá.

Chưa đến 6 giờ mình giục anh em chuyển thương binh đi rồi

cũng tay xách nách mang theo anh em. Khiêng lên khỏi dốc

trường Đảng, mồ hôi ai nấy chảy dài trên mặt nhưng không thể chần chừ nghỉ cho ráo mồ hôi

được, mình đành động viên anh em quay lại khiêng nốt ba ca thương còn lại ở sau.

Chưa đầy một giờ ba mươi phút sau, mấy loạt súng nổ gần bên tai, mình nghĩ thầm chắc địch đã

đến trạm trực nên quay vào báo cho thương bệnh binh chuẩn bị tư thế. Chưa kịp làm gì thì anh

em du kích dân tộc hốt hoảng chạy vào báo địch đã vào đến máng nước rồi và tất cả nhân dân

hối hả chạy.

Tất cả lực lượng khiêng thương binh đều chưa về đây, nhìn lại còn năm cas phải khiêng mà chỉ

có mình, Tám và mấy đứa học sinh đợt I đang chuẩn bị đi về. “Không thể bỏ thương binh được,

phải cố gắng hết sức mình khiêng thương binh, các đồng chí ạ!”. Mình nói mà lòng thấy băn

khoăn khi trước mặt mình chỉ là mấy đứa thiếu nhi gầy ốm, mảnh khảnh. Tình thế nguy nan,

Tám và Quảng hớt hải chạy đến báo tin địch đã vào đến suối nước chỗ tắm rồi.

Mấy cas thương được chuyển đi, còn lại Kiệm – một thương binh cố định gãy xương đùi. Không

biết làm sao mình gọi Lý – con bé học sinh – lại cùng khiêng. Kiệm lớn xác, nặng quá hai chị em

không thể nào nhấc lên được. Ráng hết sức cũng chỉ lôi được Kiệm ra khỏi nhà được một khúc,

mình đành bỏ đó đi gọi anh em đến chuyển giùm. May quá lại gặp Minh, Cơ – hai đứa vừa thở

vừa báo tin địch đã bắn chết đồng chí Vận – thương binh. Mấy chị em khiêng Kiệm chạy xuống

hố trốn tạm một nơi.

Một giờ sau mới tập trung đông đủ được số thương binh lại, chỉ thiếu một mình Vận, còn cán bộ

thì vắng chín đồng chí.

Mệt, đói run chân nhưng mình và các đồng chí vẫn vô cùng bình tĩnh. Dù sao cũng đã trưởng

thành rồi qua mấy năm ác liệt. Bốn giờ đến địa điểm.

14

Hai năm tròn rồi đó, cũng vào tháng tư, cũng giữa mùa trăng mình về nhận công tác tại Đức Phổ

giữa lúc bệnh xá đã tan tành sau một cuộc oanh tạc. Bây giờ lại tháng tư… nắng tháng tư ở miền

Nam chói chang. Và nỗi căm thù cũng nóng bỏng như ánh nắng mùa hè đó. Chiều nay đứng trên

một đỉnh núi cao nhìn về khu vực bệnh xá cũ thấy khói bốc lên nghi ngút mà mình rưng rưng

nước mắt. Vậy là biết bao nhiêu mồ hôi công sức, bao nhiêu của cải tài sản nhân dân dành dụm

nuôi thương binh từ đó đến nay đã cháy hết thành tro bụi!

4.6.69

Vẫn là những ngày căng thẳng, địch đổ quân sát bên nhà. Chúng la hét,

chặt cây ầm ĩ cả khu rừng. Bệnh xá im lìm căng thẳng đến tột bậc.

Đang công tác ở Phổ Cường, nghe báo tin mình lặng người lo lắng, chén

cơm bưng trong tay không sao ăn tiếp được nữa. Chẳng lẽ cứ thế này

mãi sao. Vừa xây dựng được mấy bữa lại lo chạy, bao giờ mới tiếp tục

được nhiệm vụ… (không rõ chữ)? Lo buồn và uất ức lạ. Có cách nào chứ

không lẽ bó tay chạy dài mãi sao?

5.6.69

Địch triển khai thêm, không thể ở đó được nữa, đêm nay đa số cán bộ và

thương binh dẫn nhau chạy xuống Phổ Cường. Tối không trông rõ mặt người nhưng có lẽ ai

cũng cảm thấy rất đầy đủ những nét đau buồn trên khuôn mặt từng cán bộ và thương binh. Mình

lo đi liên hệ giải quyết công tác đến khuya mới về, thương binh đã đi ăn cơm xong, nằm ngổn

ngang trên thềm nhà Đáng, một vài người đã ngủ, số còn lại khẽ rên vì vết thương đau nhức. Còn

lại trên đó ba cas cố định chưa có người khiêng, một số cán bộ lãnh đạo còn trên đó, mình cần

trở về. Trở về lúc này thật gay go, không hiểu địch nằm ở đâu. Nhưng biết làm sao, yêu cầu công

tác đòi hỏi mình phải trở về, dù chết cũng phải đi.

Đêm rất khuya rồi, không ai chợp mắt. Thuận ngồi lặng thinh bên mình, em không nói một lời

nào, mãi đến lúc chia tay em mới nói một câu ngắn: “Chị làm sao chứ em lo quá đi…” và mình

thì không nói hết một câu: “Chị gửi balô cho em, trong đó có quyển sổ…”, muốn nói tiếp rằng

nếu chị không về nữa thì em giữ quyển sổ đó và sau này gửi về gia đình. Nhưng mình không nói

hết câu.

Trong ánh trăng mờ hai chị em đều đọc được trong đôi mắt người thân của mình một nỗi buồn ly

biệt. Em đi rồi và mọi người khác cũng đã đi hết, còn một mình trên chiếc thềm vắng nhà chị

15

Tính, không hiểu sao nước mắt bỗng tràn trên đôi má của mình. Khóc ư Thùy? Đừng chứ, hãy

dũng cảm kiên cường trong mọi tình huống, hãy giữ mãi nụ cười trên môi dù trăm nghìn vạn khó

khăn nguy hiểm đang đe dọa quanh Thùy.

29.7.69

Chiến tranh thật tàn khốc hết mức. Sáng nay người ta đem đến cho mình một thương binh toàn

thân bị lân tinh đốt cháy. Đến với mình sau cả giờ đồng hồ kể từ lúc bị nạn mà khói vẫn còn nghi

ngút cháy trên người nạn nhân. Đó là một cậu bé 20 tuổi, đứa con trai duy nhất của một chị cán

bộ xã mình ở.

Một tai nạn rủi ro làm quả pháo lân tinh nổ khiến cậu bị bỏng nặng. Không ai còn nhận ra cậu bé

xinh trai mọi ngày nữa. Đôi mắt đen vui cười hôm nay chỉ còn là hai hốc nhỏ, mi mắt đã chín

vàng, khói lân tinh vẫn còn bốc lên khét lẹt. Trông cậu ta giống như đem thui vàng trong lò ra.

Mình đứng lặng người trước cảnh đau lòng đó.

Mẹ cậu khóc mếu máo, hai bàn tay run rẩy sờ khắp người con, từng mảng da bong ra, cong lên

như miếng bánh tráng. Em gái và chị gái cậu vừa săn sóc cậu mà nước mắt ròng ròng chảy, còn

một người con gái thì sững sờ ngồi cạnh cậu, đôi mắt dịu hiền đờ đẫn lo âu, từng lọn tóc đen bết

mồ hôi dính trên đôi má đỏ bừng vì xúc động và vì mệt.

Từ (tên cô gái đó) là người yêu của Khánh (tên cậu bé đó). Cô vừa khiêng Khánh xuống đây.

Nghe nói cần có serum truyền, Từ đã lội sông đi mua ngay. Nước sông đang lên, không biết bơi

nhưng Từ vẫn băng qua sông, tình yêu đã giúp Từ sức mạnh. Bây giờ Từ ngồi đó cạnh Khánh

lặng yên, nhẫn nại.

Vẻ đau khổ hằn lên trên vầng trán ngây thơ của cô gái xinh đẹp – nhìn cô mình muốn viết một

bài thơ về tội ác của chiến tranh, tội ác đã bóp chết triệu tình yêu trong sáng, bóp chết triệu hạnh

phúc của con người nhưng mình không viết được. Ngòi bút của mình không sao viết hết dù đây

là một trường hợp mà mình đã thấy bằng tất cả giác quan và tình cảm của mình.

30.7.69

Mười hai giờ khuya, anh Kỷ từ cánh Nam ra báo cho mình một tin đau xót: địch đã tập kích vào

bệnh xá một cách hết sức bất ngờ. Liên đã bị chúng bắn chết trong lúc dẫn thương binh chạy.

Anh em thương binh không hiểu ai còn ai mất…

16

Trong ba tháng trời, bốn lần bệnh xá bị đánh phá. Lòng mình cháy bỏng lo âu. Liên ơi, hôm nào

tạm biệt Thùy (Trâm), Liên còn hôn Thùy và dặn đi dặn lại rằng Thùy phải cảnh giác, nhưng

hôm nay người ngã xuống trước lại là Liên, cô gái xinh xắn và xuất sắc trong công tác, cô gái

cưng của bệnh xá không còn nữa. Liên ơi, còn sống ngày nào Thùy thề sẽ trả thù cho Liên, cho

Lý và cho cả triệu người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu sinh tử này.

29.3.70

Lần đầu tiên đào huyệt chôn một người đồng đội, những nhát cuốc của mình bổ xuống đá làm

tóe lửa như nỗi căm thù đang bốc cháy trong lòng mình. Hôm qua trong lúc đi cảnh giới về gặp

địch, Thành đã bị chúng bắn chết ngã ngay tại suối trước ngõ vào nhà mình, và anh Xuất bị

chúng bắn bị thương rồi hạ tàu bay chở đi. Chiếc quần của anh chúng rọc nát còn vứt lại một

bên… Chưa đầy ba tháng cơ quan mất ba người!

Huyệt đào chưa xong mọi người đã khiêng Thành về. Qua một ngày rồi mà máu vẫn còn chảy

ướt đỏ tấm drap quấn quanh Thành. Mình nhìn không rõ mặt Thành lắm, chỉ thấy đôi mắt đã

nhắm và nước da nhợt nhạt. Lúc sống Thành có nhiều nhược điểm làm mình không ưa, nhưng

bây giờ khi khỏa đất lấp lên thân hình người đồng đội ấy mình không cầm được nước mắt. Vậy

đó, hãy ráng mà đùm bọc thương yêu nhau khi còn sống, chứ khi đã chết rồi có khóc thương

cũng chỉ là những giọt nước mắt nhỏ trên nấm đất vô tri vô giác mà thôi.

“…Khi rời Hà Nội để dấn thân vào cuộc chiến, Thùy (Trâm) chưa biết chiến tranh là thế nào.

Hơn ba năm ở Đức Phổ, những điều chị viết trong nhật ký đã thay đổi, chị đã trưởng thành.

Những điều chị học được càng củng cố vững chắc thêm lòng quyết tâm đã được gia đình nuôi

dưỡng từ nhỏ. Chị học được những điều mà tất cả chúng ta đều cần phải học…

Những bài học về danh dự, những bài học về lòng trắc ẩn, tinh thần trách nhiệm, những bài học

về sự tận tụy với lý tưởng, và những bài học mà chị đã nêu lên một tấm gương về tình yêu đối với

mọi người, với cái đẹp và với con người…

Cho đến lúc này, tôi là người đã đọc đi đọc lại hai cuốn nhật ký ấy nhiều hơn ai hết. Trước đây

tôi đã nói với bà và giờ đây tôi xin nói lại: tôi không hề thấy trong đó có bất cứ điều gì khiến bà

hay một ai khác phải khó xử.

17

Những lời bày tỏ về tình yêu của chị cũng như những lời gọi tha thiết hướng về gia đình khiến

bất cứ ai từng được đọc qua đều phải xúc động. Con số các trận đánh và sự chăm sóc của chị

đối với các thương binh làm chúng ta trở nên xoàng xĩnh…” (thư ngày 28-5-2005, Robert

Whitehurst).

18

Cuộc sống ở bên cái chết

TT – 4.8.68

Vẫn là những ngày công tác dồn dập, khó khănvẫn đếntừng 7giờ từng ngày, vậy mà sao lòngmình lại thấy ấm áp niềm tin.Phải chăng nụ cười trên đôi môi còn thoáng nét đau buồn của người học sinh trẻ ấy làm mình dịu đi mọi suy nghĩ về riêng tư?

Phải chăng vì tiếng hát lạc giọng vẫn vang lên khi lòng người trai

ấy vẫn đang rớm máu vì hai cái tang đè nặng trên ngực, đã là một

lời nhắc nhở mình hãy học tập tinh thần lạc quan kỳ diệu đó. Vâng, tôi xin học tập và học tập

không ngừng để giữ vững niềm tin cách mạng mà các đồng chí đã dạy tôi bằng cuộc sống chiến

đấu kiên cường của các đồng chí.

Và mình đã vui, lời ca lại cất lên sau những giờ lao động mệt nhọc.

Lòng sung sướng biết bao khi thấy rằng có rất nhiều đôi mắt nhìn mình cảm thông thương yêu

mến phục. Đó là đôi mắt của những học sinh mong đợi mình lên lớp. Đó là đôi mắt của các bệnh

nhân mong mình đến bệnh phòng… Vậy là đủ rồi Thùy ạ, đừng đòi hỏi cao hơn nữa. Cả Đức Phổ

này đã dành cho mình một tình thương yêu trìu mến. Đó là một ưu tiên rất lớn rồi.

Chị Hai về mang tin buồn: anh Dũng đã chết vì bị Mỹ bắt sống và giết tại chỗ.

Đau xót biết chừng nào!

Không lẽ quyển sổ nhỏ này cứ ghi tiếp mãi những trang đầy máu hay sao. Nhưng Thùy ơi! Hãy

ghi đi, ghi cho đầy đủ tất cả những máu xương, mồ hôi nước mắt của đồng bào ta đã đổ 20 năm

nay. Và ở những ngày cuối của cuộc đấu tranh sinh tử này, mỗi sự hi sinh càng đáng ghi đáng

nhớ nhiều hơn nữa. Vì sao ư? Vì đã bao nhiêu năm rồi ta chiến đấu hi sinh và niềm hi vọng đã

như một ngọn đèn rực sáng trước mắt, ở cuối đoạn đường, hôm nay gần đến đích thì ta ngã

xuống…

14.8.68

Buổi chiều hôm ấy 26-1-1967 mình rời Phổ Hiệp ra đi. Sân nhà Thường đông nghịt những người

đến tiễn đưa mình. Xúc động làm mình lúng túng, chẳng biết làm gì, mình ngồi xuống cạnh mẹ

Thường bốc củ bỏ vào thúng. Lúc ngẩng lên mình bỗng sửng sốt vì một đôi mắt đăm đăm nhìn đôi mắt đen to rất hiền, long lanh nước mắt. Đôi mắt nhìn mình buồn vô hạn và tràn ngập

một tình thương yêu thiết tha. Đó là đôi mắt của Khiêm.

Mình quen Khiêm trong những ngày ác liệt của mùa khô 1967 khi mình về công tác tại Phổ

Khánh. Người giáo viên trẻ ấy đã đến với mình bằng cả tình thương mến và cảm phục rất chân

thành. Tâm hồn những đứa đã qua thời học sinh có những nét dễ cảm thông nhau. Những ngày

nằm dưới công sự mình kể cho Khiêm nghe về Pavel và Ruồi Trâu, về những bài thơ mình yêu

thích.

Anh viết tên em thành liệt sĩ

Bên những hàng bia trắng giữa đồng

Nhớ nhau anh gọi: em, đồng chí

Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.

Khiêm cũng rất thích bài Núi Đôi, Quê hương.

Rồi Khiêm kể cho mình nghe cuộc đời học sinh vào tù ra tội của Khiêm. Khiêm đã ở tù ba năm,

đi khắp nhà lao tỉnh, Huế… Bọn giặc đánh đập nhiều lần làm Khiêm gầy yếu.

Mới đầu chỉ là thân với nhau, nhưng sau mình trở nên thân với Khiêm bằng một tình bạn rất đỗi

trong trắng và chân thành. Công tác đồng bằng được một thời gian mình về căn cứ. Từ buổi xa

Khiêm đến nay gần một năm rồi nhưng mình vẫn cảm thấy có một đôi mắt đen buồn, long lanh

nước mắt đang nhìn mình trong buổi chia tay.

Ai có ngờ lần chia tay đó lại là vĩnh biệt. Khiêm đã chết rồi! Trong một buổi đi càn, giặc Mỹ đã

tìm thấy công sự của Khiêm. Chúng mở nắp công sự, Khiêm vọt lên dùng quả lựu đạn duy nhất

trong tay quăng vào lũ giặc. Bọn quỉ khát máu sợ hãi nằm rạp xuống.

Khiêm chạy được một đoạn nhưng quả lựu đạn chó chết đã câm, bọn giặc chồm dậy đuổi theo

Khiêm và đến băm nát người Khiêm. Khiêm chết rồi, đôi mắt đen dịu hiền giờ đây mở trừng căm

giận. Mái tóc đen xanh của Khiêm giờ đây đẫm máu và bụi cát. Những hạt cát của quê hương

quyện vào mái tóc của người thanh niên anh dũng. Chiếc áo Ninfan màu xám giờ đây rách nát và

loang lổ máu.

Chiếc áo ấy Khiêm đã mặc hôm đầu tiên gặp mình, cũng chiếc áo ấy Khiêm đã cùng Thùy len lỏi

trên những con đường nhỏ hẹp đầy gai lưỡi hùm… Và cũng chiếc áo ấy một đêm trăng đẹp từ

Phổ Khánh trở về, gió lạnh từ biển thổi vào làm Khiêm khẽ run.

Posted in Blogroll | Leave a Comment »

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 3)

Posted by isoul trên Tháng Bảy 19, 2007

20

Thùy đã đưa chiếc áo của Quế cho Khiêm mặc, trên nền áo xám giản dị nổi bật màu đỏ đậm đà

như lời nói Khiêm hôm ấy: “Thùy ơi! Trên đời này trừ ba má, Khiêm không thương ai hơn Thùy

kể cả người yêu Khiêm”.

Khiêm đã hi sinh rồi! Nghe tin mình bàng hoàng không tin là sự thật. Khi đã chắc chắn mình

không khóc, có phần bình thản nữa. Mình đã dùng nghị lực khống chế nỗi xúc động nhưng mỗi

giây phút qua đi nỗi đau thương mới lớn dần và giờ đây nước mắt mình ràn rụa. Mình khóc một

mình bên ngọn đèn khuya, những giọt nước mắt mằn mặn chảy dài trên mặt rồi rơi xuống lăn

trên vạt áo mình.

Khiêm ơi, có cách nào nghe được lời Thùy nói một lần nữa hay không? Hãy nghe đây lời hứa trả

thù cho Khiêm là hứa bằng đau thương xé ruột, bằng căm thù bầm gan và lời hứa bằng cả thương

nhớ không bao giờ phai nhạt. Nghe chăng Khiêm, người bạn bất tử trong lòng tôi!

14.7.69

Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ, mới hôm qua một tràng

pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn

lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ, vậy mà mình

vẫn như xưa nay, nhớ thương lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương

ở ngoài đó làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây.

Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa

cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con

sống, chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng

ca khải hoàn sẽ không có con đâu.

Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. Dĩ nhiên con cũng cay đắng vì không được

sống tiếp cuộc sống hòa bình hạnh phúc mà mọi người trong đó có con đã đổ máu xương để

giành lại. Nhưng có gì đâu, hàng triệu người như con đã ngã xuống mà chưa hề được hưởng trọn

lấy một ngày hạnh phúc. Cho nên có ân hận gì đâu!

21

Thư Frederic Whitehurst gi Đng Kim Trâm

Ngày 3-6-2004

Kim

Hôm nay tôi đọc thư cô viết về những bức ảnh đó (ảnh những người ở Đức Phổ đã được phóng

viên ảnh Văn Giá chụp năm 1970, nay còn sống ở địa phương – K.T.) và tôi lại có cái cảm giác

cũ.

Tôi đau đớn thật sự, tôi không thể nào cầm được nước mắt. Thật là kỳ lạ vì những người đó vẫn

muốn gặp tôi. Lạ quá. Chúng tôi cần phải nói chuyện với nhau cả về chiến tranh, nếu không sẽ là

có tội. Chúng ta cần phải biết về những trận đánh, những khái niệm và những cảm giác.

Khi những người bình thường nghe theo chính phủ (Mỹ) đi đánh nhau với những con người bình

thường khác thì đó là vì họ không có đủ thông tin, không có đủ khái niệm. Khi những người lính

Mỹ đi tới một đất nước xa xôi như thế để đánh nhau với người Việt Nam, không một ai trong họ

biết về đối thủ của mình và rồi sẽ có bao nhiêu người chết .

Nhưng các bạn không bao giờ phải đặt câu hỏi trong đầu bởi vì các bạn chiến đấu để bảo vệ,

chiến đấu vì tự do.

Còn chúng tôi đánh nhau để làm gì? Những gì người Mỹ xa nhà có thể lấy được từ VN có đáng

phải làm cho máu đổ nhiều đến thế không?

Tôi biết Việt Nam đẹp lắm. Tôi biết Đức Phổ là nơi giống với thiên đường nhất trên trái đất này.

Nhưng các tướng lĩnh không đánh nhau vì một nơi giống với thiên đường. Họ đánh nhau vì dầu

mỏ, vì những tài nguyên thiên nhiên, vì đất đai, vì những thứ mà chúng ta chẳng bao giờ cần đến

cả.

Người ta bảo chúng tôi rằng nếu chúng tôi thua trong cuộc chiến tranh này thì cả thế giới sẽ thay

đổi khủng khiếp. Vâng, chúng tôi đã thua cuộc chiến tranh vậy mà thế giới chẳng có gì thay đổi.

Chúng tôi học được gì từ điều đó?

22

Ni bun người con gái

TT – 12.4.68

Rng chiu sau mt cơn mưa, nhng lá cây xanh trong trước ánh

nng, mng mnh xanh gy như bàn tay mt cô gái cm cung.

Không khí trầm lặng và buồn lạ lùng. Cả khu nhà bệnh nhân im lặng,

bên khu nhân viên cũng chỉ nghe thấy tiếng Hường rì rầm trò chuyện với

ai. Một nỗi nhớ mênh mang bao trùm quanh mình. Nhớ ai? Nhớ ba, nhớ

má, nhớ những người vừa ra đi… và nhớ cả một người bệnh nhân đang

chờ mình đến với anh nữa.

Bên trong nỗi nhớ hình như có một nỗi buồn sâu kín, thầm lặng nhưng

rất nặng nề. Dù sao vết thương lòng vẫn đang rỉ máu, dù mình có muốn

lấy công việc, lấy mọi nỗi nhớ khác để lên trên nó vẫn trỗi dậy xót xa vô cùng. Hãy quên đi Th.

ơi ! Hãy quên đi mà tìm lại niềm hi vọng mới mẻ xanh tốt trong lành hơn. Hãy lấy niềm tự hào

mà quên đi thất vọng.

14.4.68

Một bài thơ làm tặng cho mình, bài thơ của một thương binh đang nằm viện, xuất phát từ lòng

mến thương cảm phục đối với một người bác sĩ đã chăm sóc anh và mọi bệnh nhân khác một

cách tận tình. Anh ta tìm hiểu kỹ về mình và viết bài thơ tặng mình. Bài thơ tràn ngập niềm mến

yêu chân thành và nỗi đau xót trước mối tình tan vỡ của mình. Anh ta nói lên những lời nói xót

xa cay đắng của một cô gái bị người yêu phụ bạc. Đọc bài thơ… mình buồn vô hạn.

Ôi! Đây mới là điều đáng buồn nhất trong quan hệ với M.. Mọi người đều trách M., đều thương

mình, nhưng mình xót xa biết bao nhiêu khi thấy người ta thương mình bằng một tình thương có

cả sự thương hại nữa! Dù anh Thiết, dù Hào, Nghinh… ai ai đi nữa đã cảm thương san sẻ với

mình, mình vẫn không muốn.

Một mình đã đủ giải quyết rồi, một mình đủ sức chôn sâu cả chín năm thương yêu hi vọng ấy

xuống tận đáy đất sâu rồi – mảnh đất tâm hồn mình vẫn màu mỡ, vẫn đủ sức để gieo lên đó một

mùa hoa tươi đẹp được kia mà. Hỡi tất cả mọi người, không cần tưới lên mảnh đất ấy những giọt

lệ xót thương đâu. Hoa thơm phải được tưới bằng nước mát trong lành.

21.12.68
23

Rất lâu rồi mình không nghĩ đến M.. Hôm nay đọc lại những lá thư từ ngoài Bắc, thư của Thái,

của Phương, của cậu Hiền… bỗng dưng mình buồn vô kể. Ngoài ấy ai cũng mong mình hạnh

phúc, ai cũng tưởng mình hạnh phúc khi gặp lại M.. Nhưng cuộc đời sao lắm nỗi éo le.

Hạnh phúc trong tình yêu đã không đến với mình. Mình không thể hiểu được sau này sẽ ra sao,

mình sẽ yêu ai, người đó như thế nào, liệu trong mình có còn được cái sôi nổi tha thiết yêu

thương nữa hay không?

Thùy ơi! Bi quan đấy ư? Hãy nhìn lại đi, bên cạnh Thùy có bao nhiêu đồng chí, bao nhiêu thanh

niên đã cống hiến tuổi trẻ của họ cho cách mạng, họ ngã xuống chưa hề được hưởng hạnh phúc.

Sao Th. lại nghĩ đến riêng tư. Đừng nhìn ra Bắc, hãy nhìn ở đây, ở mảnh đất còn nóng bỏng đạn

bom đau thương và lửa khói này.

26.11.69

Thêm một tuổi đời, thêm một năm lửa khói trên chiến trường miền Nam gian khổ. Chúc Thùy

vững bước trên con đường vinh quang mà Th. đã chọn. Th. ơi, Th. không buồn khi lễ kỷ niệm

sinh nhật của Th. chỉ có lá rừng ướt đẫm trong mưa dào dạt khẽ nói với Th. những lời thân mến.

Th. không buồn khi bản nhạc mừng Th. hôm nay chỉ có dòng suối ào ào tuôn nước về xuôi.

Và căn phòng mà Th. đang ngồi để ghi lên trang vở đời của mình thêm một trang mới chính là

chiếc hầm chật chội ướt át này. Th. không buồn vì sau này mở lại những trang sổ này Th. sẽ tự

hào về những năm tuổi trẻ của mình. Ở đây Th. không có những giây phút ấm áp giữa bạn bè bên

lọ hoa nhỏ với những bông hồng thơm ngát để trên bàn. Ở đây Th. không có cái hạnh phúc đi

cạnh người yêu trên con đường vắng khi ánh chiều tím dần trong buổi hoàng hôn. Ở đây Th.

thiếu nhiều nhưng cũng rất đầy đủ.

Cho nên Th. hãy cười đi, hãy vui đi khi vở đời mở sang một trang mới đầy vinh quang, đẹp đẽ.

13.1.70

Vậy là M. đã ra đi! Không thể nào mình lại nghĩ sự việc như bây giờ. Tám năm về trước dưới

rặng cây trên con đường cũ mình tiễn M. đi Nam, không một lời hứa hẹn, không một giọt nước

mắt trong buổi chia tay để rồi suốt năm năm sau mình dành trọn tình yêu thiết tha chung thủy

cho người giải phóng quân ấy. Và mình đã lên đường vào Nam theo tiếng gọi của Tổ quốc và

tình yêu.

24

Mình đã gặp lại M.. Ai cũng tưởng rằng hạnh phúc đó không có gì sánh được. Nhưng cuộc đời

thật lắm nỗi éo le. Khi xa nhau mình đã thiết tha thầm gọi tên M. trong từng giây từng phút

nhưng khi gặp nhau mình đã để cho lòng tự ái ngự trị lên trên tình yêu. M. không phải là của

riêng mình, đành rằng M. chỉ dành tình yêu cao nhất cho Đảng, cho nhân dân, nhưng nếu để cho

mình quá ít yêu thương thì… không thể đáp ứng với trái tim sôi nổi yêu thương của mình.

Mình không hề đòi hỏi phải gần nhau, phải cưới nhau mà chỉ mong rằng dù giữa bom rơi đạn nổ,

giữa lửa khói chiến trường tình yêu vẫn sáng ngời rực rỡ. M. đã không làm được như vậy và

mình đã bắt con tim mình phải quên đi những gì đã nuôi sống nó trong hơn mười năm nay.

Bây giờ M. ra đi không gặp Thùy, như lá thư M. viết lại: “Sự sống của tình yêu không cần sự có

mặt của nhau, dù ở Nam hay Bắc, dù là gần nhau hay cách ngàn dặm đường nắng mưa cát

bỏng… Ở đâu anh cũng vẫn là anh của tám năm qua và nhiều năm nữa để mà yêu em tha thiết.

Hãy sống với nhau như một người thân yêu nhất trên đời. Quyền quyết định là hoàn toàn do

em…”.

Cách giải quyết đó cũng được. Ở đây mình cũng sẽ dành trọn cuộc sống cho chiến đấu và công

tác – không thể nào có tình yêu được và M. ở đó chắc cũng không thể nào có được một tình yêu

chân chính khi nghĩ đến ai khác ngoài mình.

Cuộc đời đã dành cho ta một đoạn đường như vậy thì hãy ráng mà đi, bao giờ gặp lại nhau hãy

nói tiếp đến tương lai.

Chúc M., người đồng chí yêu thương, lên đường bình an. Gửi theo M. ngàn vạn nhớ thương, tình

nhớ thương của một người bạn và một người đồng chí.

10.6.70

Chiều nay sao buồn da diết. Phải chăng vì đây là thời gian cuối cùng anh có thể đến thăm em

trước lúc lên đường, nhưng thời gian ấy đã trôi đi và như vậy là không gặp anh trước khi chia

tay. Chia tay – những cuộc chia tay trên mảnh đất khói lửa này ai mà biết được ngày gặp lại như

thế nào, có hay là không có. Lẽ nào anh lại làm thinh ra đi sao anh trai thân quí?

Nhưng nỗi buồn còn vì lá thư của mẹ, lá thư ngắn ngủi, có giấu nỗi đau buồn và thương nhớ

nhưng nỗi đau buồn ấy vẫn toát lên dù chỉ trong một vài chữ mẹ chưa cân nhắc kỹ trước khi viết.

Mẹ yêu ơi, con hiểu lòng mẹ héo hon đau xót khi con của mẹ còn phải lăn mình trong lửa đạn,

những lá thư của con, của các em gửi đến mẹ chỉ nói lên một phần vạn sự gian khổ ác liệt vậy

25

mà mẹ đã lo lắng như vậy. Nếu như mẹ biết được con và các em đã trải qua những ngày ác liệt

như thế này thì mẹ sẽ nói sao?

Mẹ yêu ơi, nếu như con của mẹ có phải ngã xuống vì ngày mai thắng lợi thì mẹ hãy khóc ít thôi

mà hãy tự hào vì các con đã sống xứng đáng. Đời người ai cũng chết một lần.

Dĩ nhiên lòng con bao giờ cũng ao ước được trở về với mẹ với ba, với miền Bắc ngàn vạn yêu

thương.

26

Thư Frederic Whitehurst gi Đng Kim Trâm

Thứ sáu, 6-5-2005

Em gái Kim,

Bác sĩ Đặng Thùy Trâm là một anh hùng đối với toàn thế giới. Đó không phải một lời khoa

trương mà hoàn toàn là sự thật. Anh Robert và tôi đã nghĩ rằng nếu không tìm được gia đình chị

thì chúng tôi sẽ xuất bản một cuốn sách về chị Thùy và gia đình em – nếu còn sống – sẽ biết về

chị.

Và chúng tôi đã tìm được gia đình em. Thùy Trâm quá đặc biệt và quá nhiều điều em kể cho

chúng tôi ngay cũng như chúng tôi kể cho gia đình em khiến điều đó càng trở nên rất rõ nét. Vì

thế ý tưởng của em về một cuốn sách cũng trùng giống ý tưởng của chúng tôi.

…Thùy đã cho chúng ta mọi hi vọng về tương lai. Cô gái có thể nhận thấy vẻ đẹp ngay giữa cuộc

chiến tranh đó quá đặc biệt, không thể bị giấu kín mà không cho mọi người cùng biết…

…Tôi đã nhượng quyền sở hữu của mình đối với hai quyển nhật ký này cho bảo tàng, vì thế tôi

không thể quyết định về tương lai của chúng nữa nhưng tôi muốn mẹ các bạn phải được sờ thấy

những dòng chữ đó, sờ thấy những trang giấy và cảm nhận được tình yêu trong hai cuốn sách đó.

Và tôi không biết phải làm thế nào. Tôi sẽ rất vinh dự nếu được trả tiền mời mẹ các bạn đến để

cầm hai quyển nhật ký, hoặc là Kim hoặc Hiền hoặc Hồ Nam đều được. Tôi không giàu nhưng

cũng không quá nghèo đến mức gia đình tôi phải phản đối mong muốn đó.

Từ rất lâu rồi tôi vẫn nghĩ nếu như cuốn sách được xuất bản, hoặc người ta làm phim về nó thì

tôi sẽ dùng số tiền bán sách để thiết lập một số giường bệnh tại Hà Nội.

Lúc ở Texas tôi nói với mọi người rằng đó có thể là ý tưởng của tôi nhưng ý tưởng đó sinh ra từ

khi tôi nhìn thấy những đứa trẻ bị đốt cháy ở Quảng Ngãi bao nhiêu năm về trước. Và tôi có thể

nhìn thấy bác sĩ Đặng tiếp tục sự nghiệp y tế của mình ngay cả khi chị đã chết đi, tiếp tục chăm

sóc đồng bào mình bằng chính câu chuyện của chị.

Tôi biết điều này giống như chuyện cổ tích, nhưng chuyện cổ tích cũng có thể trở thành sự thật.

Hai tuần qua đã chứng minh điều đó. Anh trai Fred

27

Gic mơ Hà Ni

TT – 1.6.68

Mt bui sáng như sáng nay, rng cây xanh tươi sau mt

trn mưa rào. Không gian trong lành mà sao lòng mình li

ngp tràn thương nh, nh min Bc vô vàn.

Nhớ từ những hàng cây bên đường phố, những cây bàng, cây sấu

lá xanh bóng sau những cơn mưa và con đường nhựa sạch sẽ vào

những buổi sáng. Nhớ một căn phòng đơn sơ nhưng đầm ấm,

buổi sáng râm ran tiếng cười nói chen lẫn tiếng phát thanh từ chiếc radio để giữa nhà.

Nhớ mẹ, nhớ ba, nhớ Phương và tất cả những người thân yêu ngoài ấy. Bao giờ tiếng súng chiến

tranh chấm dứt để ta trở về với miền Bắc yêu thương? Liệu còn có được những ngày đoàn tụ ấy

không?

4.6.68

Mưa vẫn cứ rơi hoài. Mưa càng thêm buồn thấm thía và mưa lạnh làm cho người ta thèm khát vô

cùng một cảnh sum họp của gia đình. Ước gì có cánh bay về căn nhà xinh đẹp ở phố Lò Đúc để

cùng ba má và các em ăn một bữa cơm rau muống và nằm trong tấm chăn bông ấm áp ngủ một

giấc ngon lành. Đêm qua mơ thấy hòa bình lập lại, mình trở về gặp lại mọi người.

Ôi, giấc mơ hòa bình độc lập đã cháy bỏng trong lòng cả 30 triệu đồng bào ta từ lâu rồi. Vì nền

hòa bình độc lập ấy mà chúng ta đã hi sinh tất cả. Biết bao người đã tình nguyện hiến dâng cả

cuộc đời mình vì bốn chữ độc lập, tự do. Cả mình nữa, mình cũng đã hi sinh cuộc sống riêng

mình vì sự nghiệp vĩ đại ấy.

8.10.68

Nắng đầu thu tươi vàng óng ả tràn ngập cả khu rừng. Nắng đầu thu với những cơn gió se môi và

se cả lòng người. Lại nhớ… Nhớ từ một người bạn hiền lành, kín đáo có ngôi nhà nhỏ cuối phố

Đội Cấn, nhớ đến đứa em tinh nghịch có mái tóc mềm kẹp bổng lên cao, nhớ một đứa em trai

miền Nam vừa gửi thư tạm biệt trước lúc lên đường đi học, nhớ một đứa em thân thiết có đôi mắt

long lanh dưới hàng mi dài và nhớ sao một người thân yêu đã vĩnh viễn nằm yên nghỉ trên bờ

biển quê hương.

28

Đất nước ơi! Bao giờ cho nhớ thương nguôi bớt, bao giờ cho đất nước thanh bình? Mình biết

ngày thắng lợi không xa nữa nhưng sao vẫn thấy hạnh phúc xa vời quá. Liệu có được thấy ngày

hạnh phúc ấy nữa không?

21.2.69

Đọc bài thơ của P.H viết tặng mình từ miền Bắc gửi vào:

Nơi ấy là khoảng trời anh ở

Ngày xưa và cả mai sau

Nơi ấp iu mối tình nhỏ, tổ chim sâu

Con chim nhỏ bay rồi…

Không lẽ nào mối tình không được đáp lại vẫn còn mãi trong anh hở người nghệ sĩ? Với mình,

hình ảnh anh bị những hình ảnh khác che khuất lâu rồi nhưng hôm nay đọc bài thơ sao mình thấy

nhớ anh. Một mùa hè khi hoa phượng nở đỏ trên đường phố, nắng chói chang qua vòm cây xanh.

Mình đi học về qua căn nhà ba tầng ở 14 phố Lê Trực ngước lên nhìn đã thấy anh đứng đó đợi

mình, mái tóc xòa phủ trên đôi mắt buồn. Một chiều khi cơn dông ầm ĩ nổi lên khắp bốn chân

trời gió bụi mù mịt, anh vẫn đứng đợi mình ở đầu sân Hàng Đẫy, mình đạp xe qua ngạc nhiên

nhận ra anh dưới ánh đèn đêm của thành phố…

Trong một lá thư cuối cùng viết cho mình, anh nói: “Thôi em đi đi, rồi em sẽ có một người yêu

xứng đáng nhưng anh có thể nói chắc chắn rằng không có một người nào trên đời này yêu em

hơn anh được đâu”. Hình như câu nói đó là sự thực, nhưng mình không ân hận bởi vì mình

không yêu anh thì làm sao có được một tình yêu đẹp đẽ công bằng?

18.6.69

Được thư nhà, những lá thư đượm màu sắc hòa bình. Những con đường đỏ rực hoa phượng và

căn phòng nhỏ thơm ngát hương sen. Chiếc tủ radio quen thuộc giữa nhà. Ôi! Các em của tôi ơi,

khung cảnh ấy xa vời quá, chị Thùy của các em chỉ biết có những dòng đạn lửa đỏ rực giữa trời

đêm, chỉ biết có mùi thuốc pháo hăng xộc vào mũi, chỉ biết có những buổi chia tay trong lo âu…

cho nên cảm thấy buồn buồn khi đọc những trang thư của các em.

Độ này rất nhiều người đi Bắc, họ ra đi hồ hởi vui tươi, nhưng khi đến chào mình hình như họ

không dám biểu lộ niềm vui ấy. Còn mình cười rất tươi tiễn họ lên đường nhưng rồi sau đó một

29

mình mình đứng lặng hồi lâu không biết nói gì. Thùy ơi, đừng buồn Thùy nhé, hẹn ngày mai khi

nước nhà độc lập Thùy cũng sẽ đi về phương Bắc, lúc đó chắc niềm vui sẽ vẹn toàn.

23.11.69

Hôm nay là ngày sinh của Phương. Em ơi! Không phải chị nhớ em và ngày sinh của em vì ngọn

gió lạnh và mưa phùn từ phương Bắc thổi về gây nên cái lạnh giữa núi rừng này đâu. Bao giờ

cũng vậy, giữa hoàn cảnh nào cũng vậy chị cũng vẫn giữ trọn trong lòng những kỷ niệm êm ấm

của gia đình ta.

Nhớ sao những ngày chủ nhật, những ngày kỷ niệm sinh nhật nhà mình đông vui bè bạn đến

chúc mừng và những bữa liên hoan đậm đà ấm cúng. Hôm nay cũng ngày chủ nhật, em tôi làm

gì để kỷ niệm ngày sinh của chính mình? Chắc chắn rằng em sẽ nhớ đến chị, trong niềm vui em

đã để một chút nhớ thương cho người chị nơi xa.

Em tôi không thể nào tưởng tượng được ngày này chị đã làm gì. Ngày này ư? Sáng ra vác rựa đi

làm, buổi trưa xách thuốc trong vai theo hai chú dẫn đường đi thăm bệnh cho một đồng chí cán

bộ. Trên đường đi gặp những người bộ đội, chị đã ngập ngừng đứng lại bên người bạn đồng

hương mà không biết nói gì.

Họ đang bẻ măng nứa, nước da xanh tái nói với chị rằng họ đã bị đói và sốt rét lâu ngày. Cuộc

kháng chiến vĩ đại này viết bằng xương máu và tuổi xuân của bao người, em có biết thế không

em?

19.5.70

Được thư mẹ… mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như

những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước

được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc

bước chân lên chiếc ôtô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng.

Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến

trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả

mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con.

Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào

xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc

sống thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.

Posted in Blogroll | 8 Comments »

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 4)

Posted by isoul trên Tháng Bảy 19, 2007

30

Biết bao lần trong giấc mơ con trở về với Hà Nội, con trở về giữa vòng tay êm ấm của ba mẹ,

trong tiếng cười trong trẻo của các em và trong ánh sáng chan hòa của Hà Nội. Xa nhà ba năm,

năm năm hay bao lâu đi chăng nữa chắc rằng cũng không có gì khác trong tình nhớ thương của

con.

Địch càn lên súng nổ rần rần con vẫn cười, bình tĩnh ra công sự. Địch tập kích vào căn cứ, vừa

chạy địch có đêm phải ngủ rừng con cũng vẫn cười, nụ cười vẫn nở ngay cả khi tàu rọ và HU-1A

quăng rocket xuống ngay trên đầu mình… Vậy mà khi nghĩ đến gia đình, đến những người thân

yêu trên cả hai miền, lòng con xao xuyến xót xa và cũng có những lúc những giọt nước mắt thấm

mặn yêu thương chảy tràn trên đôi mắt của con.

31

Ngày 6-6-2005

Kim,

Neil, người viết bức thư dưới đây, là một nhà làm phim và nhiếp ảnh vốn là bạn thân của gia

đình tôi từ lâu. Anh ấy rất thân với Robert và sống ở New Orleans. Anh ấy rất muốn ghi lại cuộc

hội ngộ của gia đình chúng ta, tôi sẽ gửi cho Kim xem những thư anh ấy viết…

Fred

Ngày 5-6-2005

Fred thân mến,

Tất cả những người từng đọc cuốn nhật ký của bác sĩ Trâm đều cảm động theo một phương diện

nào đó. Hoặc vì những câu thơ mà chị dùng để tả lại thiên nhiên quanh mình trong màn sương

của cuộc chiến hay vì tình thương sâu sắc với người em nuôi, hoặc vì niềm tin chắc chắn vào

cuộc đấu tranh mà vì nó chị đã hi sinh. Không một ai đọc xong mà không cảm thấy một điều gì.

Trong những trang nhật ký của chị chứa đựng biết bao câu chuyện. Là một nhà làm phim, thách

thức đối với tôi là phải nhận diện được phần cốt lõi cảm xúc của câu chuyện và làm sao kể lại

câu chuyện với sự kính trọng và chân thực nhất sao cho xứng đáng với câu chuyện ấy.

Vì tôi đã đến Hà Nội năm 1994 và được biết về cuốn nhật ký hơn mười năm, cũng như vì mối

quen biết cá nhân với cậu và Rob, tôi cảm thấy mình thật may mắn và vinh dự được tham gia vào

bộ phim tư liệu này.

Sau 25 năm làm việc trong tư cách một nhà làm phim và một nhà nhiếp ảnh, tôi sẽ nói với cậu

rằng thường thường câu chuyện mà người ta bắt đầu sẽ không nhất thiết đúng như câu chuyện

người ta sẽ kết thúc. Bản trường ca của cậu với tác phẩm của bác sĩ Trâm chưa kết thúc. Theo

nhiều nghĩa nó chỉ mới bắt đầu.

Cuộc gặp giữa cậu và Rob với bà Trâm (mẹ của bác sĩ Thùy Trâm – ND) cùng với các con gái

của bà là Hiền và Kim sẽ là phần rất quan trọng của câu chuyện. Qua cuộc gặp đó có thể chúng

ta sẽ nghe được tiếng nói của bác sĩ Trâm và câu chuyện về chị ấy sẽ làm tất cả chúng ta đều

hiểu dẫu cho chúng ta có sống ở bên bờ nào của đại dương đi chăng nữa… Neil

32

Ngày u ut…

TT – 4.5.68

Mình ct đt câu chuyn bng s im lng. Trong bóng ti

mình vn nhn thy s băn khoăn ca hai bnh nhân đang

nói chuyn vi mình. Hình như h thy được cái im lng

nng n đm nước mt y ca mình.

Họ thương mình một cách chân thành thắm thiết, nhưng họ càng

nói mình càng thấy khổ đau. Họ hỏi mình vì sao không đấu tranh

cho quyền lợi chính trị, tại sao mình rất xứng đáng là một đảng

viên mà chi bộ không kết nạp.

Vì sao, vì sao và vì sao ư? Ai mà trả lời được hở hai bạn mến thương. Quả tình tôi không thể trả

lời được. Cái im lặng nặng nề của tôi cũng nói được với các bạn nhiều về sự bế tắc đó. Nào phải

mình không thiết tha, nhưng càng thiết tha chỉ càng thấy khổ đau mà thôi.

Mấy hôm nay rất buồn, ngày ngày những lá thư, những lời nói, những hành động tỏ lòng thương

mến thiết tha vẫn đến với mình. Nhưng chính những tình thương ấy lại là những mồi lửa châm

vào một đống củi đã khô từ lâu. Tại sao mọi người thương mến cảm phục mà Đảng lại khắt khe

hẹp hòi đối với mình?

6.5.68

Rất nhiều chuyện đau đầu hằng ngày vẫn xảy ra quanh mình. Thì đã tự nhủ rằng không thể đòi

hỏi ở đâu chỉ có toàn người tốt kia mà, đã khẳng định “đời phải qua dông tố nhưng chớ có cúi

đầu trước dông tố”, mà thật ra dông tố đến với mình vẫn là những cơn dông của ngày cuối hè,

nhẹ nhàng âm ỉ mà thôi.

Hãy vui lên đi, vui lên với những nụ cười trìu mến của những bệnh nhân đã dành cho mình. Vui

lên với những tình thương chân thật mà đa số cán bộ trong huyện, trong tỉnh, trong khu quen biết

đã dành cho mình. Vậy là được rồi, Thùy ơi, đừng đòi hỏi nữa. Đảng ư? Rồi Đảng sẽ thấy.

25.5.68

Những ngay u uất của tâm hồn. Có gì đè nặng trên trái tim ta? Đâu phải chỉ có một nỗi buồn của

vết thương rỉ máu của con tim đó đâu? Mà còn có những gì nữa kia?
33

Những sự thiếu công bằng vẫn còn trong xã hội, vẫn diễn ra hằng ngày; vẫn có những con sâu,

con mọt đang gặm dần danh dự của Đảng, những con sâu mọt ấy nếu không bị diệt đi nó sẽ đục

khoét dần lòng tin yêu với Đảng. Rất buồn mình chưa được đứng trong hàng ngũ của Đảng để

đấu tranh cho đến cùng.

29.5.68

Ngày từng ngày vẫn trôi qua nặng nề. Công việc bận rộn làm mình quên đi những chuyện bực

bội nhưng rồi nó vẫn lại đâm nhói vào suy nghĩ như những cây gai nhức nhối. Tại sao vậy hở tất

cả mọi người? Tại sao khi ta là kẻ đúng, khi ta là số đông mà không đấu tranh được với một số

nhỏ, để số người đó gây khó khăn trở ngại cho tập thể?

Nhiệm vụ của ta là phải đấu tranh cho lẽ phải. Mà đã đấu tranh thì phải bỏ sức lực, phải suy nghĩ

và phải hi sinh quyền lợi cá nhân, có khi là cả cuộc đời mình, cho lẽ phải chiến thắng. Vậy đó

Thùy ơi! Khi đã giác ngộ quyền lợi giai cấp của Đảng thì suốt đời Thùy sẽ gắn bó với sự nghiệp

ấy! Th. sẽ đau xót khi sự nghiệp ấy bị tổn thương, Th. sẽ sướng vui khi sự nghiệp ấy lớn mạnh –

Có gì đâu nữa hở Th.?

15.6.68

Nhật ký ơi! Đừng trách Th. nghe nếu như Th. cứ ghi vào nhật ký những dòng tâm sự nặng trĩu

đau buồn. Tiếng súng chiến thắng đang nổ giòn khắp chiến trường Nam Bắc. Thắng lợi đã đến

gần chúng ta rồi… Nhưng trên mảnh đất Đức Phổ này vẫn còn nặng những đau thương, ngày

từng ngày máu vẫn rơi, xương vẫn đổ.

Điều đáng buồn nhất là trong những hi sinh gian khổ ấy, Th. chưa thấy được sự công bằng, sự

trung thực. Chưa có một sự đấu tranh để thắng được những cái ti tiện, đớn hèn cứ xảy ra làm sứt

mẻ danh dự của hai chữ đảng viên và làm mòn mỏi niềm vui say công tác của mọi người trong

bệnh xá.

Thùy ơi! Th. chịu thua sao, khi mà anh em quần chúng, đảng viên, thanh niên đều ủng hộ Th. mà

vẫn không thắng được một vài cá nhân đang hoành hành trong đội ngũ cán bộ của bệnh xá. Cả

mùa khô ác liệt không một lúc nào mình thấy bi quan, mình luôn cười trong gian khổ vậy mà bây

giờ mình đau khổ quá đi. Kẻ thù phi nghĩa không sợ, mà sợ những nọc độc của kẻ thù còn rớt lại

trong đồng chí của mình.

20.8.68

34

Viết đơn vào Đảng, niềm vui thì ít mà bực dọc thì nhiều. Tại sao con đường đi của một đứa tiểu

tư sản bao giờ cũng nhiều chông gai đến vậy? Đành rằng vì tính chất giai cấp, nhưng mình vẫn

thấy rất rõ một điều ngoài cái lẽ dĩ nhiên ấy. Có một cái gì đó bắt bẻ, gọi là bắt bí của một vài cá

nhân có trách nhiệm.

Chẳng biết nói sao, đời nó là như vậy đó. Dù thành tích anh có cố gắng bao nhiêu cũng không

bằng một anh khác ở thành phần cơ bản chỉ vừa mới giác ngộ bước đầu. Hường hồi còn sống

thường động viên mình rằng đó là chỗ hơn của một người tiểu tư sản! Hơn gì? Hơn khó khăn,

hơn cực nhọc hở Hường?

Mình như một đứa con không gia đình lâu ngày tìm về mẹ nhưng người mẹ ghẻ còn bận nâng

niu những đứa con riêng nên thờ ơ lạnh nhạt với đứa con chồng. Muôn người đã tạo nên một

người mẹ hiền vĩ đại là Đảng, nhưng trong muôn người mẹ ấy có một người mẹ (và chắc không

phải một người đâu) y hệt một bà mẹ ghẻ trong câu chuyện cổ tích!

27.9.68

Kết nạp Đảng.

Cảm giác rõ nét nhất của ngày hôm nay là: phải phấn đấu để sống xứng đáng với cái tên “một

người cộng sản”.

Còn niềm vui, sao nhỏ quá so với ý nghĩa của ngày vui. Vì sao vậy hở Thùy? Phải chăng như

hôm nào Thùy đã nói: như một đứa con khát sữa mẹ khóc đã mệt rồi, miếng sữa nuốt vào không

còn nguyên hương vị thơm ngon và cái thú vị của nó nữa.

15.1.70

Trở lại Đồng Răm. Mình đã tạm biệt nơi đây ngày 28-4-1969 khi mà bệnh xá bị địch tập kích

vào. Hôm nay trở lại nhìn những nền nhà sụp đổ, ngổn ngang thân cây cháy lòng mình tràn ngập

xót thương.

Nơi đây đã ấp ủ biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn trong đời cách mạng của mình, nơi đây đã kết

nạp mình dưới cờ Đảng sau bao ngày phấn đấu gian khổ.

Nơi đây đã rèn luyện mình từ một sinh viên mới ra trường trở thành một cán bộ lãnh đạo có

nhiều thành tích trong công tác.

35

Nơi đây đã nảy sinh tình chị em cao quí thiết tha, mối tình đã nâng mình đi vững bước qua ngàn

vạn chông gai trong cuộc đời. Dòng suối này một buổi trưa nào mình đứng chờ em, gốc cây này

mình đã ngồi cùng em sau những ngày xa cách… Bao nhiêu kỷ niệm lần lượt hiện ra trong óc

mình. Gic đã cướp ca mình hai quyn nht ký (*), tuy đã mất những trang sổ vô giá đó,

nhưng còn một quyển sổ quí hơn cả đó là bộ óc của mình, nó sẽ ghi lại toàn bộ những điều nó đã

tiếp thu được trong cuộc sống.

36

(Có một con đường mòn trên biển Đông – Nguyên Ngọc)

Lời kể của đại tá Nguyễn Đức Thắng, thuyền trưởng con tàu không số, Anh hùng Lực lượng

vũ trang nhân dân:

Tôi muốn nói với các anh về cái bệnh xá huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Các anh hiểu thế nào

là một cái bệnh xá huyện trong chiến tranh, ở miền Nam hồi bấy giờ không? Riêng tôi, thật ra

đến lúc đó, có dịp trôi dạt vô đó, tôi mới hiểu. Thì ra giữa chiến tranh, một vùng đất quá ác liệt,

thì một đơn vị bộ đội, chủ lực hay địa phương, thậm chí có khi cả du kích nữa, rồi các cơ quan

chỉ huy, chỉ đạo… có thể tạm thời lánh đi đâu đó, thời gian ngắn hay dài. Nhưng một cái bệnh xá

huyện thì không thể lánh đi đâu được cả, đơn giản chỉ vì nó là một cái bệnh xá. Nó phải có mặt ở

đó bất cứ lúc nào, trụ bám ở đó, vì thương binh, vì những người dân bị thương, cả bị bệnh nữa,

bất cứ lúc nào. Mà Đức Phổ lúc bấy giờ là một trong những huyện ác liệt nhất ở chiến trường

Khu 5. Sư đoàn không vận số 1 Mỹ quần nát ở đó, rồi lữ 196 Mỹ, sư dù 101 Mỹ, có thời gian cả

bọn sư 25 Anh Cả Đỏ Mỹ cũng ra đó. Rồi Rồng Xanh, Bạch Mã Nam Triều Tiên, rồi sư 2, sư 22,

sư 23 ngụy, thủy quân lục chiến, quân dù ngụy chẳng thằng nào thiếu mặt ở đấy. B52 dầm nát

một vùng bán sơn địa ngang dọc chỉ vài chục cây số… Mà trên cái vùng đất ghê gớm, suốt hàng

chục năm trời vẫn tồn tại, trụ bám một cái bệnh xá huyện nhỏ nhoi, vô danh, gan lì, bất khuất. Và

người chỉ huy bệnh xá ấy là một cô gái, một cô bác sĩ trẻ người Hà Nội. Năm ấy chị chưa đến 30.

Tên chị là Trâm. Rất tiếc tôi rất có lỗi, tôi không hỏi địa chỉ gia đình chị ở Hà Nội, phố nào, số

nhà bao nhiêu. Nghe nói chị có người yêu vào chiến trường trước mấy năm, đúng chiến trường

Quảng Ngãi, cho nên khi tốt nghiệp trường y chị xung phong vào Nam ngay. Không biết vì sao

vào chiến trường rồi hai anh chị lại không khăng khít với nhau nữa. Chị có nỗi đau riêng ấy, giấu

kín. Và chị chỉ huy cái bệnh xá ấy, trụ bám đến gan lì, bền bỉ suốt mấy năm trời trên vùng đất

hẹp đã bị đánh nát như băm ấy… cho đến ngày chị hi sinh…2g chiều hôm ấy mười mấy anh em

thủy thủ xơ xác chúng tôi đến được bệnh xá của chị Trâm. Chị không nói gì nhưng biết chúng tôi

là dân đường mòn bí mật biển Đông và coi chúng tôi là những người anh hùng.Chị bảo:

– Các anh phải ở lại đây đã, chưa được đi đâu hết. Phải chữa cho lành các vết thương. Rồi bồi

dưỡng cho lại sức để còn leo Trường Sơn.

Bệnh xá đói, chị Trâm và các nhân viên của chị cũng đói. Nhưng chúng tôi vẫn được nuôi rất

chu đáo.Chúng tôi ở lại chỗ chị Trâm đúng một tháng rồi bắt liên lạc, theo đường dây dọc

Trường Sơn trở ra Bắc…

37

Nhng trang nht ký cui cùng

TT – 12.6.70

Có cái gì mong đi tha thiết trong lòng. Mong gì? Mong

nhng người v b sung cho bnh xá đ có th đm đương

nhim v nng n trong nhng ngày ti. Mong cui tháng em

v, mong thư nhng người thân yêu…

Và niềm mong ước lớn lao nhất là hòa bình, độc lập để mình lại

trở về sống trọn trong lòng mẹ. Sao mấy bữa rày trong tâm tư

mình nặng trĩu nhớ thương… đêm đêm mình mơ thấy miền Bắc…

Ngày ngày mình ước ao mong đợi… Ôi Th. ơi! Đường đi còn lắm gian lao, Th. còn phải bước

tiếp chặng đường gian khổ đó. Hãy kiên trì nhẫn nại hơn nữa nghe Th..

14.6.70

Chủ nhật, trời sau một cơn mưa quang đãng và dịu mát, cây lá xanh rờn. Trong nhà lọ hoa trên

bàn vừa thay buổi sáng, những bông hoa mặt trời xinh đẹp ngả bóng xuống màu gỗ bóng loáng

trên chiếc radio đặt giữa nhà. Chiếc đĩa hát đang quay một bản nhạc quen thuộc – Dòng Danube

xanh… Có tiếng cười nói bạn bè đến chơi… Ôi, đó chỉ là giấc mơ – một giấc mơ không phải là

trong giấc ngủ!

Sáng nay cũng là chủ nhật, trời cũng sau một cơn mưa. Không gian êm ả, nếu không có tiếng

máy bay thô bạo xé nát bầu trời thì không có gì khác đâu ngoài tiếng suối rì rào chảy! Nơi mình

ở lại vừa qua một trận bom – chiều hôm kia hai chiếc Moran hai thân quần mãi rồi phóng rocket

xuống…

Nghe rocket nổ mọi người vội lật đật xuống hầm, nghe bom rít trên đầu mình tưởng chúng thả ở

quả đồi trước mặt, nhưng sau bốn loạt bom chúng đi, mọi người mới hốt hoảng nhận ra rằng bom

nổ cách mình chỉ không đầy 20m. Cả một vùng cây trơ trọi, nilông che trên nhà rách tan nát và

bay tơi tả từng mảnh. Từng cây cột bị mảnh bom tiện xơ xác. Đất đá rơi đầy hầm! May mắn là

không ai bị thương. Sau trận bom, mọi người nhận định điểm này đã bị lộ, vội lập tức triển khai

tìm điểm khác làm nhà để chuyển đi.

Số lực lượng mạnh khỏe đã đi hết, để lại năm thương binh nặng cố định và bốn chị em nữ. Chiều

hôm qua trời mưa như trút nước, bọn mình đem nilông trải kín mặt nền nhà vậy mà nước vẫn đổ
38
xuống giàn giụa. Trong nhà lênh láng nước, đứa nào đứa nấy ướt sũng, luôn tay hứng mưa dột và

đổ nước ra ngoài. Mấy thương binh ngồi co ro ướt lướt thướt.

Nhìn những cảnh đó mình cười mà nước mắt chực trào ra trên mi. Tiếng chị Lãnh hỏi mình: “Có

ai biết cảnh này cho không”.

Ai biết? Chắc nhiều người biết nhưng cũng không ai biết cho tường tận. Và mình, mình cũng

không biết hết còn bao nhiêu cảnh khổ hơn nữa trong cuộc kháng chiến quyết liệt này. Sinh tử

không thể nào mà ghi hết, mà có lẽ cũng không nên nói hết để làm gì. Những lá thư mình viết

cũng không bao giờ kể hết với những người thân yêu về tất cả nỗi khổ mình đã trải qua.

Kể để làm gì cho người thân yêu của mình thêm lo lắng. Thuận em mình đã trải qua bao nhiêu

lần cái chết kề bên, bao nhiêu câu chuyện đau buồn đã hằn lên khuôn mặt của em, những nếp

nhăn làm em già trước tuổi nhưng bao giờ viết thư cho mình lá thư cũng tràn ngập lo âu cho

mình và nhắc nhở mình cảnh giác hơn. “Còn em vẫn khỏe thôi!”. Mình đã học tập em tinh thần

đó.

Hôm qua trong cảnh hoang tàn sau trận bom, mọi người gồng gánh ra đi, anh Đạt đăm đăm nhìn

mình nửa đùa nửa thật hỏi: “Có ai biết cảnh này không nhỉ? Nếu hòa bình lập lại ắt hẳn phải

chiếu cố nhiều đến những người đã qua cảnh này”. Mình cảm thấy đau nhói trong lòng, mình

làm không phải để được chiếu cố, nhưng có ai hiểu nỗi ước ao cháy bỏng của mình không? Mình

trả lời anh Đạt:

– Ồ, em thì chả cần chiếu cố đâu. Ước mong của em chỉ là hòa bình trở lại để em được về với má

em. Có thế thôi!

16.6.70

Chúng mình đang sống trong những ngày căng thẳng tột bậc. Bệnh xá đã bị đánh phá, địch tiếp

tục uy hiếp dữ dội bằng đủ loại máy bay. Nghe tiếng máy bay quần trên đầu mình thấy thần kinh

căng thẳng như một sợi dây đàn lên hết cỡ.

Không có cách nào giải quyết khác hơn là mình vẫn phải ở lại cùng anh em thương binh. Buồn

cười thay đồng chí chính trị viên của bệnh xá từ chối không dám ở lại cùng mình trong tình

huống này. Vậy đó, lửa thử vàng gian nan thử sức. Mình cũng đành chịu đựng trong hoàn cảnh

này chớ biết nói sao hơn?

39

Những ngày này nhớ miền Bắc tha thiết, nhìn trời râm mát mình nhớ những buổi chiều mình

cùng các bạn ung dung trên chiếc xe dạo qua vườn ươm cây, những luống hoa pensées rực rỡ

như những đàn bướm đậu trên mặt đất, những đóa hồng ngào ngạt hương thơm… Mình nhớ cả

khóm liễu tường trong vườn thực vật – bông hoa Phương thường hái về cắm trong nhà. Ôi miền

Bắc xa xôi, bao giờ ta trở lại?

17.6.70

Ngày nay Moran không quần, không khí im lặng, thỉnh thoảng từng đợt những chiếc HU-1A

quần sát trên đồi, chắc chắn là có địch ở quanh khu vực này. Chỉ có ba chị em gái ở nhà cùng

năm thương binh cố định. Nếu địch sục vào đây chắc không có cách nào khác hơn là bỏ chạy!

Vậy được sao? Mọi người đều đã xác định là không có cách nào hơn trong tình huống đó nhưng

nỡ nào?… Niên, một cậu bé thương binh, đã nói với bọn mình giọng rất đỗi chân thành: “Các chị

cứ bình tĩnh, giặc đến cứ chạy đi, bọn em ở đây một mất một còn với chúng!”.

Niên năm nay 19 tuổi, em công tác ở đội an ninh thị trấn. Đó là một cậu bé rất xinh trai, khuôn

mặt đầy đặn, sống mũi cao và đôi mắt to dưới hàng mi rậm. Những lúc đau đớn Niên nhìn mình

với đôi mắt long lanh nước mắt. Niên bị thương trong lúc đi công tác, vết thương làm chảy máu

thứ phát ở động mạch chằng trước. Mình mới mở buộc động mạch được ba bốn bữa thì bom giội

xuống bệnh xá, Niên bị cây gỗ trong hầm đè gãy chân đúng ngay chỗ vết mổ.

Mười hai ngày qua mình lo lắng chân em sẽ chảy máu lại, nếu vậy sẽ khó bảo tồn nổi. Hôm nay

sự nguy hiểm ấy qua rồi, nhưng nếu địch ập đến… em sẽ chết ư Niên? Lòng mình đau như dao

cắt, không biết nói thế nào và làm cách nào để bảo vệ những người thương binh bọn mình đã tận

tình phục vụ với bao nhiêu gian khổ trong bao nhiêu ngày qua.

18.6.70

Chiều đã xuống, ánh nắng đã mờ tắt sau dãy núi xa. Những chiếc phản lực, Moran đã thôi gào

rú. Rừng chiều im lặng một cách dễ sợ. Không một tiếng chim kêu, không một tiếng người nói,

chỉ có tiếng suối róc rách chảy và chiếc transistor đang phát một bản nhạc. Mình không nghe

nhan đề nhưng chỉ biết khúc nhạc êm dịu, mượt mà như cánh đồng lúa xanh êm ả trong sương

chiều. Bất giác mình quên đi tất cả, quên cái không khí nặng nề đang đè nặng trên mình suốt

mấy ngày nay.

Từ sáng đến giờ ngoài lúc ăn cơm, ba chị em mỗi đứa ngồi một góc, mắt đăm đăm theo dõi phát

hiện địch. Mình không rời vị trí quan sát một phút nào nhưng đầu óc mình lại là những cảnh của

Posted in Blogroll | 1 Comment »

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 5)

Posted by isoul trên Tháng Bảy 19, 2007

40

ngày đoàn tụ sum họp. Mình sẽ trở về chắt chiu vun xới cho tổ ấm gia đình, mình sẽ biết quí

từng phút, từng giây hòa bình ấy bởi vì có sống ở đây mới hiểu hết giá trị của cuộc sống. Ôi!

Cuộc sống đổi bằng máu xương, tuổi trẻ của bao nhiêu người. Biết bao nhiêu cuộc đời đã chấm

dứt để cho cuộc đời khác được tươi xanh. Miền Bắc ơi có thấu hết lòng miền Nam không nhỉ?

20.6.70

Đến hôm nay vẫn không thấy ai qua. Đã gần mười ngày kể từ hôm bị bom lần thứ hai. Mọi

người ra đi hẹn sẽ trở về gấp để đón bọn mình ra khỏi khu vực nguy hiểm mà mọi người nghi là

gián điệp đã chỉ điểm này. Từ lúc ấy, những người ở lại đếm từng giây, từng phút. Sáu giờ sáng

mong cho đến trưa, trưa mong đến chiều… Một ngày, hai ngày… rồi chín ngày đã trôi đi mọi

người vẫn không trở lại! Những câu hỏi cứ xoáy trong đầu óc mình và những người ở lại. Vì

sao? Lý do vì sao mà không ai trở lại? Có khó khăn gì? Không lẽ nào mọi người lại đành đoạn

bỏ bọn mình trong cảnh này sao?

Không ai trả lời bọn mình cả, mấy chị em hỏi nhau, bực bội, giận hờn rồi lại bật cười, nụ cười

qua hai hàng nước mắt long lanh, chực tràn ra trên mi mắt.

Hôm nay gạo chỉ còn ăn một bữa chiều nữa là hết. Không thể ngồi nhìn thương binh đói được.

Mà nếu đi, một người đi thì không đảm bảo. Đường đi trăm nghìn nguy hiểm. Còn nếu đi hai

người thì bỏ lại một người, nếu có tình huống gì xảy ra thì sao? Và không nói gì xa xôi, trước

mắt trời sẽ ập nước xuống, một mình loay hoay làm sao cho kịp. Chăng nilông trước thì sợ máy

bay? Cuối cùng cũng phải hai người đi. Chị Lãnh và Xăng ra đi, mình đứng nhìn hai chị quần

xắn tròn trên vế, lặn lội qua dòng suối nước chảy rần rần, tự nhiên nước mắt mình rưng rưng…

Bất giác mình đọc khẽ câu thơ:

Bây giờ trời biển mênh mông

Bác ơi có thấu tấm lòng trẻ thơ…

Không, mình không còn thơ dại nữa, mình đã lớn, đã dày dạn trong gian khổ nhưng lúc này đây

sao mình cảm thấy thèm khát đến vô cùng bàn tay chăm sóc của một người mẹ mà thật ra là một

bàn tay của một người thân hay tệ hơn chỉ là một người quen cũng được. Hãy đến với mình, nắm

chặt bàn tay mình trong lúc cô đơn, truyền cho mình tình thương, sức mạnh để vượt qua những

chặng đường gian khổ trước mắt.

Đó là những dòng chữ cuối cùng của chị Thùy Trâm. Hai ngày sau, ngày 22-6-1970 chị hi

sinh…

41

Ch đã chết như ch đã sng

TT – Nht ký chm dt ngày 20-6-1970. Hai ngày sau, ngày

22-6-1970, ch tôi hi sinh. Mãi my tháng sau gia đình tôi mi

biết tin d. Hôm đó là mt ngày đu đông, có my người

khách đến gp gia đình.

Ni đau người m

Mẹ tôi ngã vật xuống giường, lặng đi không nói được câu nào.Nhưng mẹ tôi không khóc. Mẹ tôi là một người phụ nữ ít nói,đầy nghị lực và đầy lý trí. Có lẽ nỗi đau đã kết lại trong tim thành một khối rắn chắc, kể từ đó mẹ
tôi càng ít nói và hầu như tôi không thấy mẹ tôi cười.

Giấy báo tử không nói rõ hoàn cảnh chị tôi hi sinh. Đồng đội cũng mỗi người nói một khác.

Người thì kể trên đường về đồng bằng xin tiếp tế cho bệnh xá, chị tôi gặp ổ phục kích của Mỹ,

chị báo động cho đồng đội chạy thoát và ở lại yểm trợ rồi hi sinh. Người khác kể bệnh xá bị địch

tập kích, chị hi sinh để bảo vệ thương binh.

Có người lại kể toán công tác của chị có bốn người, hi sinh ba, chỉ còn một người thoát, đó là chị

y tá Nguyễn Thị Rô. Cuộc chiến tranh quá khốc liệt, sự hi sinh diễn ra từng ngày, từng giờ, chị

tôi hòa lẫn trong muôn ngàn người đã lặng lẽ hi sinh vì Tổ quốc, người ta có thể lẫn lộn trường

hợp này với trường hợp khác.

Có một điều chắc chắn là chị tôi hi sinh trong tư thế đương đầu với giặc. Một vết đạn sâu hoắm,

ghim ngay giữa trán chị – điều này khi mẹ và tôi lên vùng núi Ba Tơ để đưa chị về, tôi đã nhìn

thấy. Anh Tâm, bí thư Huyện ủy Đức Phổ hiện nay, cho biết anh được nghe kể lại trước khi hi

sinh chị còn hô vang: “Hồ Chí Minh muôn năm. Đả đảo đế quốc Mỹ”.

Tôi cũng không rõ đó có phải là sự thật, hay chỉ là một huyền thoại mà người dân Đức Phổ yêu

thương chị kể lại cho thế hệ sau nghe về một nữ bác sĩ người Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp đã chiến

đấu và nằm lại trên quê hương họ – trên mảnh đất Đức Phổ mà chị đã coi là quê hương thứ hai

của mình.

Câu chuyn ca người cu chiến binh M

Sau bao đêm Fred thức cùng Nguyễn Trung Hiếu để đọc cuốn nhật ký thứ nhất, cuốn nhật ký

cùng người viết nên nó đã trở thành điều bí mật riêng của hai người lính. Tháng mười năm ấy,
42

Fred lại có được một thông tin về tác giả cuốn nhật ký. Một đêm, trong khi chờ trận đánh mở

màn, Fred ngồi cạnh một người lính Mỹ (*).

Hai người kể lại cho nhau nghe những trận đánh mà họ đã trải qua. Người lính nọ kể cho Fred

nghe một trận đánh lạ lùng mà anh ta đã tham dự. Đó là một trận đánh không cân sức giữa 120

lính Mỹ với một người phụ nữ. Anh ta tả lại người con gái nhỏ nhắn với chiếc túi vải bạt trên

người, trong đựng vài quyển sổ nhỏ có vẽ những sơ đồ vết thương và phác đồ điều trị. Fred sững

sờ hiểu rằng anh đang được nghe kể về những giây phút cuối cùng của tác giả cuốn nhật ký đã

ám ảnh anh mấy tháng nay, liệu đó có phải là sự thật?

Suốt bao nhiêu năm Fred băn khoăn với ý nghĩ ấy. Sau khi liên lạc được với gia đình tôi, Fred

viết cho mẹ tôi bức thư sau:

20g27, chủ nhật 1-5-2005

Thưa bà Trâm.

Tôi mong rằng thư này sẽ không đem đến cho bà nỗi buồn mà chỉ là niềm tự hào của một người

mẹ đã sinh ra một người con gái rất đặc biệt. Tôi cần phải nói lại với bà điều mà bao năm qua

tôi vẫn tin: đó là trường hợp hi sinh của con gái bà. Tôi đang ngồi chờ một trận đánh cùng một

đơn vị lính Mỹ. Ngồi bên cạnh tôi là một người lính và chúng tôi nói với nhau về những trận

đánh đã từng tham dự.

Người lính đó kể cho tôi nghe về một trận chiến đấu lạ lùng giữa đơn vị của anh ta gồm 120

người đàn ông với một người phụ nữ. Đơn vị của anh ta gặp nhiều lều trại trong rừng sâu trên

vùng núi phía tây huyện Đức Phổ. Ngay lập tức có một người nổ súng vào họ. Người lính thấy rõ

nhiều người đang chạy trong rừng để trốn thoát và muốn bắt họ, vì thế họ kêu gọi người đang

bắn hãy đầu hàng, nhưng đáp lại lời kêu gọi đầu hàng là thêm rất nhiều viên đạn bắn vào họ.

Đây là một người rất anh hùng bởi vì lính Mỹ được trang bị rất nhiều vũ khí vậy mà phải khá lâu

mới có thể chặn lại một tay súng duy nhất. Khi thấy bị bắn tiếp, lính Mỹ bèn bắn trả và tay súng

kia trúng đạn. Nhưng toán lính Mỹ không bắt được ai khác nữa. Khi đến được nơi người kia nằm

toán lính Mỹ nhận thấy người đó đang bảo vệ các bệnh nhân trong một bệnh viện. Trên xác

người phụ nữ đó có một khẩu CKC và một cái túi vải bạt đựng vài cuốn sổ và sách vở.

Trong chiến tranh nhiệm vụ của tôi là kiểm tra tất cả các giấy tờ, tài liệu bắt được của đối

phương. Những điều người lính đó kể cho tôi nghe chắc chắn là cái chết của người phụ nữ có

cuốn nhật ký tôi nhận được ít lâu sau khi chị hi sinh. Trong thời gian đó không có một tài liệu

43

nào khác giống như người lính mô tả, vì thế tôi tin chắc mình đã được nghe người lính nọ kể về

cái chết của tác giả cuốn nhật ký. Đó là cuốn nhật ký thứ hai của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

Các con gái bà kể rằng một tháng (**) sau ngày cuối cùng ghi trong cuốn nhật ký thứ hai thì Thùy

Trâm hi sinh trong một trận đánh. Và nhờ một người bạn dẫn đường chỉ nơi chôn cất gia đình

đã mang hài cốt chị từ Quảng Ngãi về vào năm 1979. Có đúng chị nằm trên một dãy núi cao ở

miền tây Đức Phổ? Và các bạn của chị có kể lại chị đã hi sinh ra sao không? Suốt 35 năm nay

tôi vẫn nghĩ rằng chắc chắn bác sĩ Đặng đã chết đúng như chị sống, hoàn toàn không vị kỷ,

hoàn toàn dâng hiến.

Nếu tôi có xâm phạm vào riêng tư của bà thì cho phép tôi xin lỗi và mong không có điều gì xấu

cả. Tôi đã mang điều này trong lòng quá lâu và tôi vẫn đang đi tìm câu trả lời.

Nhận được thư của Fred, mẹ tôi vội gọi điện hỏi lại anh Lê Văn Khương – người cùng công tác

trong bệnh xá Đức Phổ về địa điểm chị tôi hi sinh. Anh cho biết nơi chị tôi ngã xuống chỉ cách

bệnh xá có 50m. Hôm đó anh cũng đi công tác, mãi hơn một tháng sau mới về và chỉ được nghe

kể lại rằng chị tôi vừa ra khỏi bệnh xá để đi công tác xuống đồng bằng thì phát hiện có địch, chị

nổ súng ngay báo hiệu cho các bạn và chiến đấu giữ chân chúng. Mọi người thoát được hết, toán

lính Mỹ kia vẫn nằm lại phục thêm ba ngày nữa mới rút lui.

Chị tôi được đồng bào dân tộc địa phương và đồng đội chôn cất ngay tại nơi chị ngã xuống, trên

một đỉnh dốc của sườn núi Ba Tơ.

Nghe tôi kể lại những chi tiết ấy, Fred viết cho mẹ tôi:

9g44, thứ hai, 2-5-2005.

Thưa bà Trâm.

Và giờ đây thắc mắc của tôi đã được giải đáp. Trận đánh mà người lính nọ tả lại cho tôi đúng là

điều đã xảy ra. Con gái bà đã một mình chiến đấu với 120 lính Mỹ để bảo vệ các bạn mình. Ở

bất cứ đất nước nào trên thế giới điều đó đều được gọi là ANH HÙNG và những người anh hùng

đều được tất cả mọi người tôn kính, dù người đó là đàn ông hay đàn bà. Thế giới phải được biết

về sự dũng cảm của con gái bà và mãi mãi học hỏi được điều gì đó từ tình yêu và những suy nghĩ

của chị.

Hôm qua tôi cùng mẹ, vợ và con gái đi ăn tiệm. Em trai tôi và vợ nó cũng đi cùng. Em trai tôi là

Michael, thời gian chiến tranh nó rất nóng lòng muốn được sang VN tham chiến. Nhưng cha tôi,

44

một sĩ quan hải quân cao cấp, lại không muốn đưa cả ba con trai sang VN. Lúc đó anh trai tôi

và tôi đã ở VN rồi. Vì thế ông đã dùng các thế lực chính trị của mình để Michael không tham gia

cuộc chiến.

Michael rất tức giận vì chuyện ấy. Nó vẫn tiếp tục trở thành một sĩ quan quân đội và mới về hưu

năm ngoái với hàm đại tá sau 34 năm phục vụ trong không lực. Hôm qua lúc ở tiệm ăn nó xẵng

giọng nói với tôi rằng thoạt tiên nó rất phản đối những việc mà Robert và tôi làm đối với hai

cuốn nhật ký của con gái bà. Nó tức giận trước hành động của chúng tôi. Tôi hiểu. Dẫu sao nó

cũng chưa từng phải nếm vị mặn của chiến tranh.

Nó chưa từng biết đến cảm giác nát tim khi nhìn thấy những người lính ngã xuống trên trận địa.

Vì thế nó mới tức giận. Nhưng trong bữa ăn với mẹ tôi nó hiểu ra hành động của chúng tôi. Một

người mẹ nhất thiết phải được biết về cuộc đời và những suy nghĩ của con gái mình. Vậy là nó

chấp nhận.

Tôi nghĩ thật buồn biết bao vì nó không biết được Thùy Trâm đã dạy chúng ta những gì. Nó

không nhìn thấy những gì tôi đã nhìn thấy. Nó và biết bao nhiêu người khác chỉ nhìn thấy vầng

hào quang của chiến tranh mà không cảm thấy sai trái đến thế nào khi một dân tộc này đi xâm

lược một đất nước khác. Biết bao cuộc đời đã bị hủy hoại. Nhưng nó là một người lính.

Những lúc không hành nghề luật sư hay khoa học, tôi trở thành một người làm vườn. Những lúc

làm việc trong vườn chăm sóc những bông hoa, tôi có thể nghĩ triền miên hàng giờ về những

chuyện như thế. Hôm qua những ý nghĩ của tôi tràn đầy về Thùy Trâm. Tôi vẫn thắc mắc. Và

hôm nay, một bông hoa đẹp từ Hà Nội đã trả lời bao câu hỏi ngày hôm qua của tôi. Thùy Trâm

đúng là người như tôi nghĩ. Chị đã chết đúng như tôi hình dung qua câu chuyện của tôi với

người lính nọ bao nhiêu năm về trước. Và giờ đây tôi đã biết. Và bật khóc để biết.

Người ph n – tay súng duy nht chiến đu vi 120 lính M y là ai? Là chính ch Thùy

Trâm hay là mt người con gái nào khác thì cuc chiến bi tráng y vn làm xúc đng người

đc hôm nay.

Và dù là ai thì nim tin ca người cu chiến binh M vn nguyên vn thế – ch Thùy Trâm

đã chết đúng như ch sng, hoàn toàn dâng hiến…

Dâng hiến ngay c khi ch mt đã 35 năm…

ĐNG KIM TRÂM

45

Mt cây cu bc qua dòng sông cay đng

TT – Đây là bc thư Robert Whitehurst (anh trai ca Fred)

gi cho bà Doãn Ngc Trâm (m ca ch Thùy Trâm). Thư

viết ngày 28-5-2005, lúc 23g47, được m đu bng mt dòng

ch “Gi người m tuyt vi”. Tuổi Trẻ xin được trích

đăng…

Gửi người mẹ tuyệt vời,

Sau bức thư rất dài gửi đi không nhận được hồi âm, tôi cứ nghĩ có lẽ mình đã làm bà bực mình, thế nhưng hôm nay bà gửi cho tôi một bức thư và trao cho tôi một nhiệm vụ nặng nề – làm một người sáng suốt. Tôi không dám chắc mình có phải là người sáng suốt hay không nhưng tôi sẽ cố hết sức thành thật nhất.

Tôi gọi điện cho mẹ tôi, đọc cho mẹ tôi nghe bức thư của bà và dường như cả hai mẹ con tôi đều hòa chung nước mắt với bà, cảm nhận được vị mặn chát của nỗi buồn – nỗi buồn giống nhau ở mọi con người. Tôi xin mẹ tôi cho một lời khuyên và sau đây tôi xin chuyển tới bà những suy nghĩ của mẹ tôi và cũng là của tôi.

Tôi nghĩ không ai có thể xúc phạm đến Thùy, và không ai từng hiểu Thùy như bà hiểu. Bà là mẹ

của Thùy và đã cho Thùy sự sống cũng như cho Thùy những giấc mơ. Mọi người – những ai

được đọc nhật ký của Thùy – sẽ không bao giờ lấy đi của bà được điều đó. Không ai có thể tước

đoạt của bà những năm tháng vất vả nhưng tuyệt vời nuôi dạy Thùy từ thơ ấu cho đến lúc trưởng

thành – không gì có thể làm thay đổi điều đó.

Những riêng tư của bà – trong đó có Thùy – không bao giờ có thể mất đi. Bà đã nuôi dạy nên một

người con gái chân thành và tốt đẹp… và bà cũng rất may mắn khi Thùy còn có ba người em gái

khác, tất cả đều rất yêu thương bà. Fred và tôi sống với cuốn nhật ký của Thùy lâu hơn thời gian

Thùy được sống, vậy mà chúng tôi vẫn không được ở trong cùng thứ ánh sáng của gia đình bà.

Bà cần phải biết rằng ở đây nhiều người đã được đọc cuốn nhật ký, không phải chúng tôi muốn

làm nó nổi tiếng mà chỉ muốn gìn giữ không để cho nó bị mai một. Trong lịch sử đã có bao điều

tuyệt vời được viết ra, được ca ngợi, được xây nên và rồi sau đó mất đi… vì chiến tranh, vì thời

gian, vì những sự vô tình. Sự vô tình đối với những điều Thùy cống hiến cho cuộc đời – không

phải chỉ cho chúng tôi hay cho gia đình bà… Fred sợ rằng số phận cuốn nhật ký của Thùy cũng

sẽ như vậy.

46

Khi rời Hà Nội để dấn thân vào những trận chiến ác liệt ở miền Nam, Thùy chưa biết chiến tranh

là thế nào. Hơn ba năm ở Đức Phổ, những điều Thùy viết ra đã thay đổi và chị đã trưởng thành.

Chị đã học được những bài học củng cố thêm lòng quyết tâm mà gia đình đã nuôi dạy nên cho

chị. Chị đã học được những điều mà tất cả chúng ta đều cần phải học. Chúng tôi, những kẻ sống

bên ngoài vầng ánh sáng gia đình ấy, sẽ không bao giờ tước đoạt đi được những lời chị thường

viết gửi đến bà, đến gia đình.

Nhưng tất cả chúng tôi đều cần học những bài học kia – những bài học về danh dự, những bài

học về tinh thần trách nhiệm và chăm sóc người khác, bài học về tận tụy với sự nghiệp và những

bài học mà chính chị là một tấm gương về tình yêu kiên định, về cái đẹp và lòng nhân ái. Tôi biết

Thùy không định viết cho cả thế giới rộng lớn này đọc, nhưng có lẽ chính vì thế mà những niềm

tin sâu thẳm trong chị được nói ra rất tự nhiên, và tôi đã thấy chị có đủ dũng cảm để theo đuổi

niềm tin ấy trong trận thử thách cuối cùng.

Cả Fred và tôi đều rất sung sướng vì bà còn sống với gia đình để được nhận những lời con gái bà

gửi lại, nhưng cả hai chúng tôi đều nghĩ rằng giá như cách nào đó chị còn sống cho đến ngày giải

phóng thì chúng tôi sẽ thấy hạnh phúc hơn nhiều. Cho đến lúc này tôi là người đã đọc đi đọc lại

cuốn nhật ký nhiều hơn ai hết. Trước đây tôi đã viết và bây giờ tôi xin nhắc lại rằng tôi không hề

đọc thấy điều gì có thể khiến Thùy hoặc bà thấy khó xử. Những lời chị giải bày về tình yêu cũng

như lời gọi tha thiết hướng tới gia đình sẽ khiến bà xúc động hơn cả, nhưng bất cứ ai được đọc

những lời đó đều cảm thấy xúc động…

Tôi đã gặp Steve Maxner ở Texas và từ đó đến giờ thường trao đổi với anh ta. Đọc thư bà tôi

nhận thấy có sự khác biệt về văn hóa và những gì bà thấy có vẻ huênh hoang thì với chúng tôi

chỉ là một cách anh ta muốn bày tỏ rằng mình nhận trách nhiệm này một cách nghiêm túc thế

nào. Tất cả những kế hoạch, những lời hứa về việc bảo quản đó ở bên này là rất cần thiết và

chúng tôi, những người lớn lên ở đất nước này, muốn được nghe thấy.

Tôi nghĩ rằng rồi bà sẽ quyết định cộng tác với anh ta và dần dần anh ta sẽ trở nên dễ chịu hơn

đối với bà… Tôi tin chắc anh ta sẽ đáp lại sự dịu hiền của bà, và tôi tin rằng nếu như đối với bà

mọi việc diễn ra quá nhanh thì bà cần phải làm anh ta điềm tĩnh lại. Người Mỹ chúng tôi là thế

đấy, bà cần phải tha thứ cho chúng tôi.

Bà chưa gặp Fred, khi nào gặp Fred bà sẽ bắt đầu biết rằng chúng tôi đã thực hiện việc này như

thế nào. Nhưng đôi lúc nhịp sống quá nhanh khiến chúng tôi bỏ qua không nhìn thấy tình yêu

của một người mẹ. Bà cần nhắc nhở chúng tôi. Chúng tôi muốn biết vì sao Thùy có thể kiên định

47

đến thế, vì sao chị lại có thể trở thành dũng cảm đến thế, bao nhiêu năm rồi chúng tôi chưa được

hỏi bà những câu hỏi ấy. Đó là những bài học cho tất cả chúng tôi.

Có phải Thùy học được những điều đó từ gia đình không? Hay chị học được một số điều từ các

bạn cùng lớp, từ thầy giáo, hay từ xã hội? Có phải mặc dù rất bận rộn để học trường y chị ấy còn

học cả chính trị, và có thật chị ấy đã tốt nghiệp về chính trị cũng như đã tốt nghiệp y khoa? Chị

ấy lấy đâu ra khả năng cảm thụ về cái đẹp?

Trả lời chúng tôi những câu hỏi đó không hề tước đoạt đi tình mẹ của bà, nhưng có thể chúng sẽ

làm cho những lời chị viết trở nên sâu sắc hơn. Tôi muốn hỏi bà tất cả những câu đó và nếu như

câu hỏi có vẻ quá ngạo mạn thì xin bà hãy nhắc nhở tôi và buộc tôi phải kiên nhẫn hơn.

Giờ đây mẹ tôi nói rằng vì chúng tôi mà bà bị cuốn nhật ký của Thùy làm cảm động. Bà đọc

chúng lần đầu cách đây gần 30 năm và trong suốt mấy chục năm nay bà cũng tham gia vào câu

chuyện của Fred và tôi về cuốn nhật ký. Mẹ tôi đòi tôi nói với bà rằng đối với mẹ tôi cũng như

đối với rất nhiều bạn bè của mẹ tôi – những người từng được đọc vài phần của cuốn nhật ký đó,

những lời Thùy viết là một cây cầu, một con đường bắc qua dòng sông chất chứa những vô tình,

những cay đắng, những lòng tin lầm lạc đã chia cắt hai đất nước chúng ta quá lâu.

Các bạn của mẹ tôi đã nhận ra rằng bà cũng không khác họ nhiều, và họ cũng sẽ vô cùng tự hào

nếu có được một người con gái như con gái bà. Mẹ tôi nói rằng cây cầu quan trọng chính vì điều

đó. Cây cầu đó cũng có nghĩa là mẹ Trâm ơi, bà cần phải suy nghĩ thật nhiều về việc xuất bản

cuốn nhật ký.

Mẹ tôi bảo tôi nói với bà rằng cuốn nhật ký của Thùy là một phương thuốc để chữa lành nỗi đau

và sự chia cắt, và việc xuất bản cuốn nhật ký cũng là một cách để nối tiếp sự nghiệp của cuộc đời

Thùy… sự nghiệp làm dịu những vết thương và đau đớn. Tôi nghĩ mình đồng ý với ý kiến của mẹ

tôi, và tôi hi vọng bà cũng sẽ nhìn thấy điều đó. Mẹ tôi gửi đến bà lòng thương mến, một người

mẹ của một gia đình thương yêu nhau.

Tôi sẽ kể cho bà nghe chuyện cụ tôi xưa kia là một nông dân và là một giáo sĩ trong cái thị trấn

nhỏ bé. Khi cuộc nội chiến ở nước chúng tôi vào những năm 1860 sắp nổ ra thì cụ rất ủng hộ

Abraham Lincoln và cụ cũng không sử dụng các nô lệ da đen trong nông trang. Cụ đã hứa rằng

nếu chiến tranh nổ ra thì cụ sẽ rời khỏi miền nam. Nhưng rồi trận địa tiến đến quá nhanh và hầu

hết chín người con trai của cụ đều lần lượt ra trận chiến đấu bảo vệ miền nam.

48

Bốn trong số chín người con của cụ ngã xuống, và theo như những câu chuyện tôi được nghe kể

lại thì trước lúc nhận được tin báo tử từng người cụ đều đã biết trước rồi. Chiến tranh chưa kết

thúc cụ đã tự kết liễu đời mình trong nỗi tuyệt vọng vì đã mất bốn người con cho một mục đích

mà cụ không ủng hộ. Tôi rất muốn mình có thể đọc được những gì cụ viết ra, để biết được những

suy nghĩ cũng như biết được niềm tin của cụ.

Đó là một sự mất mát. Giờ đây, vào những năm này Thùy vẫn còn sống trong tim mẹ, sau này sẽ

là trong tim các cháu trai, cháu gái, rồi đến chắt trai, chắt gái, một ngày nào đó chị sẽ trở thành

một bà tổ cô đối với vô số thế hệ, nhiều người trong số con cháu đó có thể sẽ không phải người

VN. Mẹ Trâm ạ, tất cả chúng ta cần được biết những lời chị viết. Giống như chị viết trong bài

thơ đề ngày 7-1-1970 “tình thương đã chắp cánh dài cho ta”…

Ước gì tôi được ngồi cạnh bà, và khóc, và nói về tất cả những điều này. Bà sẽ nhìn Fred và tôi,

biết được nét mặt chúng tôi khi nói đến những chuyện này. Tôi định tháng tám này sẽ cùng Fred

sang Hà Nội và có lẽ lúc đó bà sẽ có thể đánh giá được Rob có sáng suốt hay không, hay chỉ là

một kẻ lắm lời. Tôi kính trọng nỗi e sợ của bà và nhìn thấy ở đó những năm tháng đằng đẵng bà

ôm ấp tình yêu đối với Thùy. Tôi mong bà sẽ cho phép chúng tôi được hiểu và được kính trọng

chị, và khi đó trái tim bà sẽ được bình yên.

Người cựu chiến binh Mỹ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi xung quanh cuộc đời một người con gái

VN – người con gái ở bên kia chiến tuyến nhưng hơn 30 năm nay chẳng còn xa lạ trong

chính gia đình ông.

Điều gì đã làm nên sức mạnh nơi cô gái dịu dàng đa cảm ấy? Đó cũng là câu hỏi mà nhà văn

Nguyên Ngọc đi tìm câu trả lời. Và ông có một đề xuất…

ROBERT WHITEHURST

49

Ngn la Thùy Trâm

TT – Đã có nhng ngu nhiên may mn hi t li, đ có được ngày hôm nay, khi hai cun

s tay ca cô bác sĩ trong rng sâu n, như trong mt truyn thn thoi đp đ, mt truyn

c tích khó tin, li tr v được vi gia đình cô, vi m cô năm nay đã tròn 80, vi các em gái

cô, bn bè cô và vi tt c chúng ta, nhng người, tôi dám nói thế này mà không s sai đâu,

nhng người đã may mn được sng cùng thi vi cô, là đng bào, đng đi ca cô.

Mt “bí mt” kỳ l ca cuc chiến tranh

Đã có nhiều ngẫu nhiên may mắn đến một lúc nào đó hội tụ lại, đúng vậy, nhưng khi đã nói “hội

tụ” thì tất phải có một lực trung tâm, và lực trung tâm đó đủ xung lượng để cho những nhân tố

phân tán đến thế, không chỉ trong không gian – hơn nửa vòng trái đất, trong thời gian – gần nửa

thế kỷ.

Và đáng sợ hơn nữa, phân tán giữa hai trận tuyến từng đối địch sinh tử theo tất cả các nghĩa của

từ sinh tử… bỗng quây quần lại, thành một chùm tinh tú, và chùm tinh tú ấy, khiêm nhường thôi,

như cô gái ấy suốt đời đã sống rất khiêm nhường, lại có sức soi sáng, tôi không sợ nói ngoa đâu,

ở tầm nhân loại. (Anne Frank và cuốn nhật ký nổi tiếng của cô không phải là đã có tầm nhân loại

đó sao?).

Xung lực trung tâm đó, như bây giờ chúng ta đã biết, có tên là
Thùy Trâm, hay như những người thân thường gọi, ngắn gọn, đơn giản, mà thật đằm thắm: Thùy. Chính vì vậy mà ta bỗng muốn biết, muốn tìm hiểu về cô gái ấy, thời của cô, xã hội và dân tộc của cô trong thời ấy đã tạo nên cô, về cô và thế hệ cô – bởi vì một người bạn của tôi, một người bạn gái rất thân của tôi, cùng lớp tuổi với Thùy Trâm, mới hôm qua đây khi cuốn sách của
Thùy Trâm vừa ra mắt đã nói với tôi: “Thật ra cũng chẳng có gì ghê gớm lắm đâu. Ngay như em đây, trong hoàn cảnh đó chắc chắn em cũng sẽ sống đúng như vậy, hành động đúng như vậy”.
Và tôi tin chị. Vâng, Thùy Trâm là một cá nhân và một thế hệ, một thế hệ mà đất nước chúng ta đã có được một thời.

Anh thượng sĩ quân đội Sài Gòn Nguyễn Trung Hiếu đã nói đến lửa trong cuốn sổ nhỏ người lính Mỹ cầm trên tay ngày ấy. Người mẹ Mỹ của Fred cũng nói đến lửa. Lửa nào vậy? Tôi không nghĩ nhiều đến lửa của ý chí chiến đấu và của lòng căm thù nhiều khi sục sôi mà Thùy Trâm đã

Posted in Blogroll | 7 Comments »

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 6)

Posted by isoul trên Tháng Bảy 19, 2007

50

thể hiện trong những trang viết của mình, nhất là khi chị tận mắt chứng kiến những hi sinh đau

đớn của đồng đội, đồng bào. Một ngọn lửa như vậy có thể khiến anh Hiếu ngày ấy phải suy nghĩ,

nhưng có lẽ nó chưa đủ làm anh rung động và cảm phục.

Tôi tin rằng chính sức sống tràn trề của cô gái trẻ Hà Nội ngay giữa chiến tranh, một cuộc chiến

tàn khốc vô cùng, nhiều khi bi thảm vô cùng, và đầy ứ hận thù, vậy mà sức sống ấy bất chấp tất

cả vẫn tươi rói, làm sáng bừng những trang viết của cô, mới khiến người thanh niên miền Nam

chắc chắn là có học và rất có văn hóa ấy xúc động đến có thể bày tỏ lòng kính trọng, một lòng

kính trọng cũng phải là dũng cảm lắm đối với một kẻ thù.

Ở Thùy Trâm toát lên một sức mạnh rất lớn, nhưng tôi đặc biệt muốn nói đến điều này: sức

mạnh ấy sở dĩ có được, và có được đến mức sâu sắc và khi cần thì quyết liệt đến vậy, chính là vì

cô là một cô gái… rất mềm yếu, rất “đa sầu đa cảm”, một cô gái quá ư “tiểu tư sản” như nhiều lần

cô tự trách mình. Có một biện chứng rất lạ và rất kỳ diệu ở đây: một người nữ anh hùng hầu như

đêm khuya nào cũng ngồi buồn một mình và… khóc.

Trong nhật ký của Thùy Trâm, hầu như không có trang nào chị không viết về nỗi buồn. Rất kỳ

lạ: niềm lạc quan chiến đấu và niềm tin vững vàng kiên định vào chiến thắng tràn đầy trong cuốn

nhật ký của Thùy Trâm lại toát lên từ chính những dòng thấm đẫm sự đa cảm đa sầu đó. Thùy

Trâm đã cho chúng ta biết được một “bí mật” to lớn và kỳ lạ của cuộc chiến tranh vừa qua: trong

cuộc chiến tranh vô cùng dữ dội đó, chúng ta đã thắng chính là vì chúng ta, cũng như chị, là

những con người rất đa cảm. Những con người rất người…

Nhng góc đp tuyt vi và li cnh báo…

Hồi chiến tranh tôi không được trực tiếp gặp Thùy Trâm lần nào. Tôi được phân công chuyên

trách một chiến trường khác: Quảng Đà, còn chị thì lại ở Quảng Ngãi. Nhưng tôi có nhiều lần

được nghe nói đến chị. Tôi biết chị là người Hà Nội và vào chiến trường được phân công về phụ

trách bệnh xá huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Tôi vẫn thầm cảm phục đặc biệt những bác sĩ phụ trách bệnh xá huyện trong chiến tranh, vì tôi

từng biết tất cả khó khăn hết sức đặc biệt mà một bệnh xá huyện phải gánh chịu. Ác liệt đến mấy

nó cũng phải đứng, bám chặt ở đó thôi, tuyệt đối không được dời tránh đi đâu hết, đơn giản vì nó

là một bệnh xá, nó phải ở đó, chết sống cũng phải bám chặt ở đó để mà bất cứ lúc nào cũng sẵn

sàng cứu chữa thương binh, bệnh binh, cả đồng bào bị thương, bị bệnh. Và người phụ trách một

bệnh xá như vậy từng ngày phải giải quyết không biết bao nhiêu công việc, đều là những việc

sống còn: cứu chữa thương bệnh binh, chống càn, chống bom đạn cho thương binh và cho chính

51

nhân viên của mình, lo đi lĩnh và đi tìm, đi mua cho đủ thuốc men, lo chạy cho đủ lương thực

nuôi thương bệnh binh và tự nuôi sống mình, tỉ lệ người hi sinh trong khi làm công việc tiếp tế

lương thực thường lớn hơn cả người hi sinh trong chiến đấu bảo vệ bệnh xá, lo di chuyển bệnh

xá mỗi khi có dấu hiệu không an toàn, có khi một tháng mấy lần dời, mỗi lần dời lại phải làm

nhà, làm phòng mổ, đào hầm cho thương binh, một loại hầm đặc biệt có thể đưa được cả cáng

thương xuống, có khi cả hầm bí mật phòng tình huống cuối cùng…

Tất cả, tất cả những công việc nặng nề và phức tạp ấy đổ xuống hết trên đôi vai một cô gái mới

hôm qua còn là một cô tiểu thư Hà Nội nhỏ nhắn. Ngày ấy, tôi biết ở Đức Phổ, một trong những

huyện ác liệt nhất của chiến trường Khu 5, có một cô bác sĩ như vậy, và chưa từng gặp mà vẫn

thầm nuôi một lòng kính trọng sâu xa. Tôi còn biết Thùy Trâm vì một điều khác nữa: tôi biết chị

yêu tha thiết một người con trai bấy giờ cũng đang chiến đấu ở chiến trường Quảng Ngãi, và chị

đi vào chiến trường cũng có phần vì mong ước tha thiết gặp lại anh ấy, được cạnh nhau chiến

đấu trên cùng một trận tuyến.

Anh ấy cũng là bạn tôi, và tôi cũng phải nói rõ điều này: anh ấy là một cán bộ quân sự có tài và

hết sức dũng cảm. Không hiểu vì sao mà rồi tình yêu giữa họ lại có trắc trở. Trong suốt những

trang nhật ký của mình, mối tình tan vỡ ấy khiến cô bác sĩ anh hùng của chúng ta rất đau đớn. Cô

dằn vặt, cô giận dỗi, và rồi cô vẫn yêu thương, tha thiết nhớ nhung và yêu thương, khi thì cô bảo

đã phai nhạt rồi, quên phứt đi cho rồi, khi thì cô lại bảo vẫn nồng nàn quá không sao dứt bỏ hẳn

đi được…

Rất đằm thắm, rất yếu mềm, cô gái ấy cũng rất mạnh mẽ trong ứng xử, trong công tác, trước máu

lửa và cả trong tình yêu. Cô yêu như lửa cháy. Cô không bao giờ chịu chấp nhận một tình yêu

“vừa phải”, “chừng mực”. Hai người đều là những người anh hùng, hai người đều là những con

người tốt tuyệt vời, nhưng cuộc đời là vậy đó, không phải cứ có hai người thật tốt thì nhất định

sẽ có một tình yêu hạnh phúc…

Tôi nghĩ cuốn nhật ký nhỏ của Thùy Trâm có lẽ còn quí và còn có sức hấp dẫn lớn đối với chúng

ta ở khía cạnh đó nữa: nó rất đời, nó nói về tất cả với một sự chân thật đến thắt lòng, về những

đau khổ không đâu của một người con gái rất anh hùng mà cũng rất đỗi bình thường, rất con

người, một con người có đòi hỏi rất cao về đạo đức, về tình yêu, rất đỗi nhân hậu, rất rộng lòng,

mà cũng đầy tự ái, rất dễ bị tổn thương. Rất có thể chính điều này khiến những con người ở tận

bên kia trái đất, một người mẹ Mỹ chưa từng đặt chân đến VN, thậm chí có thể chưa từng trực

tiếp gặp mặt một người Việt, sửng sốt: họ sửng sốt vì cái chất người quá người ở một nữ Việt

cộng!

52

Con người của chúng ta ngày ấy, những người con trai con gái của chúng ta ngày ấy, là như vậy

đấy. Ngọn lửa chiến tranh vừa thiêu đốt quê hương ta, vừa chiếu rạng những góc đẹp sâu kín và

phong phú đến không ngờ ẩn tàng trong con người chúng ta. Những góc đẹp tuyệt vời, mà rất có

thể trong chen chúc ngày nay, ta đã để cho bị vùi lấp mất rồi. Cuốn nhật ký nhỏ nhoi của một cô

gái nhỏ nhoi này còn nói, còn nhắc chúng ta hôm nay một điều nghiêm khắc ấy nữa. Thậm chí,

chừng nào đó, một lời cảnh báo.

Mt con đường mang tên Thùy Trâm

Một trong những đặc điểm khiến ta có thể nhận ra một người trí thức theo nghĩa đúng nhất, đẹp

nhất của khái niệm này, là con người ấy vừa sống vừa luôn biết tự quan sát mình, quan sát sự

sống, cách sống của mình, luôn tự thẩm định mình, luôn tự đặt ra cho mình những câu hỏi về tư

cách sống của chính mình. Sống một cách hết sức có ý thức, một cách thật sự tự giác. Thùy Trâm

là một con người như vậy. Miền Bắc ngày ấy đã đào tạo ra được cho dân tộc một thế hệ trí thức

như vậy đấy. Và gửi họ cho miền Nam đang chiến đấu. Thùy Trâm xứng đáng tiêu biểu cho một

thế hệ trí thức rất đẹp, thật sự trí thức mà miền Bắc đã cống hiến cho cuộc chiến đấu của dân tộc.

Riêng tôi, tôi có một ao ước, cũng có thể là một đề nghị: tại sao thành phố Hà Nội của chúng ta,

thành phố đã sinh ra được một người nữ anh hùng tiêu biểu cho một thế hệ anh hùng một thời

không thể quên, đến một lúc nào đó lại không thể có một con đường mang cái tên đằm thắm của

người con gái ấy: Thùy Trâm. Hà Nội sẽ đẹp thêm lên nhiều lắm, tôi tin vậy, khi có một con

đường mang tên người nữ anh hùng ấy của đất nước và cũng là của riêng mình. Một Hà Nội thật

sự có văn hóa và thật sự văn minh.

Nht ký Đng Thùy Trâm chỉ là một phần của cuộc đời chị sôi động và chan chứa yêu

thương. Nhưng còn nhiều điều chị chưa nói hết, đặc biệt là những tháng ngày chị vừa đặt

chân vào Quảng Ngãi mùa khô 1967.

PV Tui Tr đang có mặt ở vùng đất ấy, trở lại Đức Phổ để gặp lại những đồng đội, đồng chí,

đồng bào của một thời chị Thùy Trâm đã sống.

NGUYÊN NGỌC

53

Điu chưa ghi trong nht ký

TT – V Qung Ngãi, chúng tôi tìm đến nhng vùng đt

mang tên Qui Thin, Nga Mân, Bàn Thch, Xuân Thành,

Ph Hip, Ph Cường…

Ngày đu trên đt Đc Ph

Đó là những thôn, những xã của huyện Đức Phổ, những nơi mà bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã sống, chiến đấu, đã cho và nhận, đã dạy và học được những bài học hay nhất, đẹp nhất, lãng mạn nhất về sự sống, cái chết, tình yêu của thời chiến tranh giữ nước.

Chúng tôi cũng đã gặp được nhiều người trong số những người mà trong nhật ký chị đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần với những lời yêu thương, quí trọng. Đó là những con người đã cùng chị nằm hầm, núp bụi, cùng chị đội đạn, đội bom, đứng ở ngay lằn ranh chết và sống, cùng chị sẻ chia một miếng ăn, một mảnh vải, một nỗi buồn, một niềm vui…

Đọc lại nhật ký của chị: nhật ký được bắt đầu từ ngày 8-4-1968, như vậy là đã trên dưới một năm

sau ngày chị đặt chân đến đất Đức Phổ. Ngày đầu tiên chị đến, anh Nguyễn Thanh Tâm – hiện là

phó bí thư Huyện ủy Đức Phổ, hồi ấy là y sĩ, cán bộ phong trào của trạm xá huyện Đức Phổ –

vẫn còn nhớ. “Nhớ mà – anh khẳng định – mùa khô năm 1967, tôi được anh Đạt phụ trách trạm

xá phân công vào trạm tiếp nhận ở Núi Lớn, Phổ Phong đón chị…”.

Không chỉ nhớ địa danh, thời điểm mà anh còn nhớ cả hình ảnh, lời nói của chị trong lần gặp gỡ

đầu tiên ấy: “Nói thiệt, hồi đó ác liệt quá, thấy chị tôi đâm lo. Lo là trông chị mảnh khảnh quá,

trắng trẻo như cục bột thế kia liệu có chịu nổi chiến trường này không…”. Thoáng chốc sau phút

gặp nhau, chị em thân gần, anh hỏi: “Sợ không chị?”. Chị nói: “Không. Các anh chị bám trụ

được, tôi bám trụ được. Các anh chị chiến đấu, tôi chiến đấu…”.

Nghe chị nói cứng cỏi thế nhưng trong lòng anh vẫn không tin, vẫn cứ lo. Nhưng nỗi lo đó chẳng

bao lâu đã tan biến ngay và tức khắc thay vào là sự kính nể hết mực. Điều này không chỉ diễn ra

riêng trong lòng anh mà dường như với tất cả anh chị em trong trạm xá… Từ Núi Lớn anh đưa

chị vào đèo Ải, Phổ Cường để về trạm xá. Trạm xá bấy giờ có bí danh là Bác Mười, nằm ở núi

Cây Muối, huyện Ba Tơ, giáp ranh với Bình Định.

54

Khi đến đèo Ải thì nghe tiếng pháo, tiếng bom ì ầm, máy bay quần lượn, nhả đạn inh ỏi phía núi

Cây Muối, anh Tâm nhận định: “Chúng đánh trạm xá rồi”. Chị hỏi: “Thương binh có nhiều

không?”. “Trên 100 người”. Hình như nghe đến con số ấy chị đâm ra bồn chồn: “Thế là không

ổn rồi. Phải về bệnh xá nhanh thôi…”. Người con gái của Hà Nội vừa vượt Trường Sơn vào

Nam, đến trạm xá là đã nhập vào, hòa vào như mọi người, mặt thì nước mắt đầm đìa, tay thì

nhanh nhảu hết băng bó người này lại khiêng bế người kia, ngã xuống thì đứng dậy…

Khi tình hình ổn định, nhiều người mới nhớ ra có một cô bác sĩ người Hà Nội mới về, tìm xem

mặt, nhưng có thấy “Hà Nội” gì đâu, chỉ thấy một cô gái tóc tai, mặt mũi, áo quần dính đầy bùn

đất, khói đen và máu. Đó là bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Chị Xâng (hiện đã 75 tuổi, ở thị xã Quảng

Ngãi), chị nuôi của bệnh xá Bác Mười, không cầm lòng được, đã đến ôm cô bác sĩ “em ơi!…”.

Giành được thương binh t tay lính M

Sau trận ấy, trạm xá phải phân tán, đưa thương binh đi các nơi.

Người của trạm xá chia ra, một tổ lo xây dựng trạm xá mới, hai

tổ về cơ sở vận động y tế, cứu chữa thương binh ngay tại địa

phương.

Chị Trâm cùng tổ với anh Tâm về xã Phổ Hiệp (nay thuộc xã

Phổ Khánh), nơi mà sau một thời gian sống, khi chia tay ra đi,

chị đã gửi tặng những đứa em trong xã một bài thơ (38 năm qua

những đứa em của chị vẫn nhớ và chép lại cho chúng tôi): “Chị

về Phổ Hiệp quê em / Biển xanh sóng biếc, cát mềm dưới chân / Mặn mà biết mấy tình dân / Lời

ai nói đó, ân cần thiết tha…”.

Phổ Hiệp là một vùng đất kỳ lạ. Nó nằm bên phải quốc lộ (từ Nam ra Bắc), kéo dài ra biển. Nằm

chắn trên Phổ Hiệp là ngọn núi Dâu. Nằm chắn trên đỉnh núi Dâu là một căn cứ của Mỹ và một

đồn lính quân đội Sài Gòn. Dàn pháo trên hai căn cứ này rất bề thế, khống chế cả bắc Bình Định

và nam Quảng Ngãi. Ấy thế nhưng ngay dưới chân núi, ngay trong làng, không biết bao nhiêu là

hầm.

Dân cứ cưa nhà làm hầm, hầm cho cán bộ, hầm cho thương binh Phổ Hiệp có trên 5.000 dân thì

4.700 người “một bước không đi, một li không rời”, quyết bám đất, bám làng đấu tranh, nuôi cán

bộ, làm đường dây thông với các cơ sở ở các nơi. Nhà phần thì cưa làm hầm, phần bị pháo dập,

bom thả, phần thì bị địch càn vào đốt, rốt lại cả xã hồi ấy chẳng còn cái nhà nào ra nhà. Dân cứ

đào xuống đất một cái hố to rồi chống cây lợp vài tấm lá, tấm tôn để ở, gọi là ở hầm pháo.
55

Chị Trâm về, ban đầu không được ở hầm pháo, phải ở hầm. Anh Nguyễn Tiến Thu, bấy giờ là bí

thư xã Phổ Hiệp (hiện đã nghỉ hưu, trước khi nghỉ hưu anh là phó trưởng Ban dân vận tỉnh

Quảng Ngãi), tiếp nhận chị. Tính ra đến giờ đã 38 năm, nhưng kể chuyện cũ với chúng tôi,

chuyện chị Trâm, lúc thì anh cười khà khà, lúc thì anh khựng lại, mắt rưng rưng, anh quay mặt

không nhìn chúng tôi.

“Tôi vẫn còn nhớ cái giọng của cổ mà – anh nói – Tôi hỏi cổ tính sao đây, cổ nói nhờ anh, anh

sắp xếp thế nào em nghe thế ấy ạ!”. Anh Thu kể: “Những ngày đầu anh băn khoăn mãi: lo cho cổ

sao đây? Hợp pháp, nghĩa là sống ở hầm pháo với dân, giống như dân, đi lại, làm lụng bình

thường thì không được vì cổ mỏng mảnh quá, trắng từ gót chân tới trán, ai cũng nhận ra không

phải là dân quê. Không qua mắt được địch, lộ quá. Còn bất hợp pháp, ở hầm thì sợ cổ chịu không

nổi”.

Cuối cùng anh tìm ra giải pháp: tạm thời đưa chị đến nhà bà Râng (xóm 31, thôn Qui Thiện), ở

hầm nhưng thỉnh thoảng có thể bí mật lên trên. Chính nơi này, mấy tháng sau, theo nhiều người

kể lại, trong đó có chị Khiêm (hiện ở Gia Lai, nghỉ hưu sau thời gian làm ở Bệnh viện Gia Lai),

anh Mận (con bà Râng, hiện vẫn ở ngay căn nhà cũ), trong một trận càn của Mỹ, chị và chị

Khiêm đã đấu tranh trực diện với hai tên lính Mỹ để bảo vệ một thương binh.

Tất cả đã đổi thay. Đứng ở xóm 31, Qui Thiện, không ai có thể hình dung xóm làng tan hoang,

không một mái nhà, không một bóng cây thời ấy. Tuy vậy, vị trí cái hầm chị Trâm ở, anh Mận

vẫn còn nhớ. Dẫn chúng tôi ra chỗ bờ rào, nơi bây giờ có một gốc cây dừa gần giếng nước, anh

khẳng định: “Đây, chỗ này đây, chị Trâm ở đây”. Rồi anh kể:

Đêm ấy ta đánh đồn Núi Dâu, chị Khiêm, ban dân y huyện, về phối hợp với chị Trâm chuẩn bị lo

cho thương binh. Khoảng gần sáng, ba thương binh được đưa về nhà bà Râng. Hai chị đang lau

dụng cụ thì bất ngờ hai tên lính Mỹ xuất hiện ngay ở cửa, xí xô: “Vi xi, vi xi”. Bình tĩnh, mạnh

bạo, hai chị lùa dụng cụ xuống đất, ra chặn ở cửa, hét lên: “Nô Vi xi, nô vi xi”…

Cùng lúc nhiều người nhà của bà Râng từ hầm pháo ùa lên, tri trô, chặn cửa. Trong lúc đó hai

anh thương binh là anh Lệ và anh Sơn còn đi được, được ba anh Mận bảo anh Mận (hồi ấy 13

tuổi) dẫn chạy băng qua đồi cát ra mé biển. Hai tên Mỹ thoáng thấy, đuổi theo. Anh Mốc bị

thương phần chân không đi được, được đẩy lên một cái mái trong nhà.

Đang cố đẩy anh lên thì hai tên Mỹ quay lại. Thấy anh Mốc, chúng chĩa súng vào: “Vi xi, vi xi”.

Chị Trâm ra đứng cản đầu súng: “Nô vi xi, nô vi xi”. Bà con xông vào, vừa ra điệu bộ, vừa nói

tiếng đực, tiếng cái, giải thích rằng pháo bắn, anh ta chỉ là dân thường bị thương… Không biết

56

đường nào mà lần, hai tên lính Mỹ lại bỏ đi. Giữa buổi hôm đó, nào lính Mỹ, nào lính ngụy lại

ầm ào kéo vào càn quét, nhưng anh Mốc, chị Trâm, chị Khiêm đã được xuống hầm…

Từ đó, Mỹ càn quét xuống làng thường xuyên hơn. Anh Thu, bí thư xã, lo ngại nên đã đưa chị

Trâm lên hang Bộng Dầu ở mé chân núi Dâu. Đó là một hang hẹp, nước chảy róc rách quanh

năm. Những thương binh nặng cũng được đưa lên đó để chị Trâm chăm sóc. Ngày ngày có

những người bưng mủng đi hái rau, cắt cỏ đem đồ ăn, thuốc men lên cho chị… Một thời gian sau,

tình hình im im, chị lại về làng, lúc ở hầm, lúc ở hầm pháo. Bấy giờ chị như một người dân quê ở

Qui Thiện: quần đen, áo vải, nón lá.

Cái chân bị mìn tơi tả, phải cưa, chị quyết giữ lại. Cái chân ấy, người ấy vẫn còn đó. Vườn

cây thuốc, chị vận động trồng để cung cấp cho bệnh xá, vẫn còn đó. Những bài thơ chị làm

tặng chị, tặng em… cứ nằm mãi trong lòng người…

HÀNG CHC NGUYÊN – VÕ QUÍ CU

57

Ch vn sng trong lòng Đc Ph

TT – Qung Ngãi, khi gp li nhng người tng quen thân

ch Trâm, chúng tôi mun tìm thêm nhng thương binh mà

ch trc tiếp điu tr. Trong nht ký ngày 28-4-1969, ch viết:

“… My ca thương được chuyn đi, còn li Kim, mt

thương binh c đnh gãy xương đùi… Kim ln xác nng quá, hai ch em không th nào nhc lên được…”.

“Cái chân tôi còn là nh ch

Tập sách in nhật ký của chị có chú thích: “Không phải anh Trương Văn Kiệm mà là Nguyễn Đức Kiệm, hiện là trưởng Phòng tổ chức – LĐTB&XH huyện Đức Phổ… Anh Đức Kiệm kể là sau khi chị Trâm và mấy em không khiêng được anh ấy xuống trốn tạm ở hố, chị Trâm đã đi gọi anh Thông đến cõng anh”. Kể xong chuyện cũ, anh bùi ngùi nói: “Tôi biết tính chị ấy mà, trong lúc nguy kịch nhất, chị sẵn sàng hi sinh chứ không nỡ bỏ một ai. Nhờ vậy mà tôi sống đây…”.

Nhưng còn anh Trương Văn Kiệm, dũng sĩ diệt Mỹ? Anh nghỉ hưu đã lâu nên hỏi mãi chúng tôi mới tìm được. Chúng tôi theo lộ Đức Phổ – Phổ Vinh đến nhà anh. Trước đây là con lộ dẫn về căn cứ Phổ Vinh của Mỹ. Thôn Lâm An, xã Phổ Minh, quê anh nằm dọc theo lộ này, hồi ấy là vành đai trắng. Đạn

bom cày xới đến mức cả làng muốn kiếm một cái cây làm đòn khiêng cũng không có, phải qua

Phổ Vinh xin. Hiện anh ở trên phần đất của cái miếu Cô, hồi trước cha mẹ anh cũng không có

đất, không có nhà, phải xin cái miếu làng mà ở. Anh đón chúng tôi, vóc dáng vạm vỡ, chắc nịch.

Tuy nhiên khi anh bước đi, chúng tôi mới biết anh chân thấp chân cao.

“Các anh ngồi đi. Hỏi chuyện bác sĩ Trâm phải không?”. Hỏi rồi anh lặng im. Bỗng anh nhấc

chân phải, từ từ kéo ống quần lên gối: “Đây, các anh thấy không?”. Chúng tôi thấy nơi ống chân,

phía trong, một cái thẹo lớn ăn sâu vào, sần sùi, làm ống chân anh cong lại. Thoa thoa vào cái

thẹo, anh nói: “Ba mươi lăm năm rồi, hễ cứ thấy nó là tui nghĩ đến bác sĩ Trâm. Nói thiệt với các

anh, cái chân tôi còn là nhờ chị”.

Anh kể: Khoảng đầu tháng 8-1968 (bấy giờ anh mới 19 tuổi, đã là đội trưởng đội quyết tử 53 do

xã ủy Phổ Minh tổ chức, chuyên diệt ác, phá kềm), trước khi đi dự đại hội anh hùng chiến sĩ thi

đua Trung Trung bộ, anh quyết “làm một vố nữa”: thọc vào ấp diệt ác. Anh đến chỗ vực Lách,

58

núi Sầu Đâu thì bị mấy tên Mỹ phục bắn trúng vào ống chân. Anh ngồi kéo chân lên xem thử vết

thương thì bị “nó chơi một phát nữa vào đùi, sát háng, làm tui quị luôn”.

Anh lết vào mép sông, núp ở bụi chà gọng rồi bò, bò mãi đến cống Ông Kim thì kiệt sức. Giấu

khẩu Garant vào bụi, lấy hai trái lựu đạn cầm tay, chuẩn bị quyết tử… Sáng, tỉnh dậy, thấy bà

thím dâu đi dẫy cỏ, anh kéo nhánh chà gọng xuống, cột chiếc khăn đỏ có dòng chữ “thề quyết tử

cho Tổ quốc quyết sinh” vào rồi cho nhánh cây bật lên…

Đến trưa bà con gom lại được một bầy bò, cột anh giữa hai con bò, lùa đi, đưa anh vào làng. Mỹ

lại vây, bố ráp, ai cũng nói chắc anh chết. Khi mở được đường máu đưa anh lên trạm xá Bác

Mười, anh gặp chị Trâm và giữ mãi hình ảnh chị trong lòng.

Bệnh xá không còn thuốc tê, chị định trói anh lại để phẫu thuật, anh không chịu: “Cứ làm, khỏi

trói, tui chịu được”. Vết thương cứ lầy nhầy mãi, bao nhiêu lần anh yêu cầu bệnh xá “cưa quách

cho rồi”, nhưng mỗi lần như thế chị Trâm lại đến bên anh. Anh vẫn nhớ cái giọng nói nhỏ nhẹ,

hiền dịu của chị: “Vết thương sẽ lành, em à. Có lẽ sẽ không còn tác dụng nhiều nhưng mà vẫn

còn thấy cái bàn chân mình, ngón chân mình…”. “Tui nhớ suốt đời”, đang kể chuyện, bỗng anh

nói thế, rồi im lặng, quay nhìn ra phía cửa sổ.

Con người từ đầu đến chân vẫn còn rất nhiều mảnh đạn ấy, con người có rất nhiều giấy chứng

nhận của quân giải phóng miền Nam về thành tích nào là “dũng sĩ diệt Mỹ 10 lần ưu tú”, nào là

“dũng sĩ bắn máy bay”… ấy, khi xúc động vẫn cứ thấy mình ngượng nghịu. Đó là những lúc câu

chuyện của anh quay lại chuyện chị Trâm: “Không chỉ cầm dao, cầm kéo chữa cho bệnh nhân

đâu nha, chị còn làm vệ sinh cá nhân, đổ bô, giặt áo giặt quần cho tụi tui nữa… Hiếm lắm mà,

trên cả lương y là từ mẫu, cha mẹ nữa mà”.

Hồi anh ở trạm xá có trên dưới 100 ca thương binh, có những ngày hết lương thực, đói… “Chị

nhịn, vận động anh em nhịn dành phần cho tụi tui. Bom thả, thiếu hầm, chị nhường hầm cho tụi

tui…”. Trong hầm khoét vào vách núi, chỗ anh nằm có treo một cái thùng thiếc, cần gì anh gọi.

“Mỗi lần tôi rung chiếc thùng thiếc là liền nghe bước chân chị…”.

59

Vn thơ, vườn cây đ li Ông Trương Văn Kim, người đã được bác sĩ Trâm cu cha bàn

chân còn nguyên vn đến ngày nay

Ở Phổ Cường, Đức Phổ, nơi mà trong nhật ký chị Trâm luôn bày tỏ lòng nhớ thương hết mực, giờ đây vẫn còn những vườn cây thuốc nam. Có chỗ người ta cứ gọi “thuốc chị Trâm”. Chị Tạ Thị Ninh, ở thôn Nga Mân, hiện làm ở trạm y tế xã Phổ Cường, mà trong nhật ký ngày 4-1-1969 chị Trâm ghi: “Nằm bên Ninh nghe nói chuyện…”.

Hồi ấy chị Ninh ở dân y huyện, rồi về trạm xá, thường đưa chị Trâm đi cơ

sở, kể: “Về Nga Mân là chị ở nhà tôi. Nhà tôi có bốn cái hầm. Anh Văn

Giá, người chụp nhiều tấm ảnh của chị Trâm, cũng ở đây. Mỹ càn, anh theo du kích lên núi thì bị

bắn chết chỗ ruộng. Còn chị Trâm thì ở cái hầm chỗ chuồng vịt kia kìa”. Chị chỉ tay về phía

chuồng vịt. Nơi gần chuồng vịt vẫn còn những cây thuốc…

Có thời gian tắc đường, địch đánh ác liệt quá, trạm xá thiếu thuốc, chị Trâm đã xuống Phổ

Cường, Phổ Hiệp vận động dân, các em thiếu nhi làm thuốc, trồng cây thuốc. Có những đêm thật

nhộn nhịp, chị tổ chức thiếu nhi đi bứt dây kinin đem về cho các dì các chị xắt, phơi tán nhỏ trộn

với bột gạo, rồi cưa vỏ đạn làm khuôn in thành viên. Đó là thuốc trị sốt rét. Để rửa vết thương thì

có lá trầu; cứ hái vò lấy nước đem lọc rồi nấu lên cho vào chai.

Anh Trương Văn Đượm, hiện ở Nga Mân, hồi ấy trong đội thiếu nhi vẫn còn nhớ những ngày

tháng ấy. Anh kể: “Chị thương tụi tui lắm, chị thường nói mình phải tự lực cánh sinh, dùng cây

nhà lá vườn để giúp các anh thương binh…”. Để có “thuốc bổ” cho các anh, chị nói bà con kiếm

hà thủ ô, củ cây lạc tiên nấu sệt lại bỏ vào chai.

“Không biết từ đâu chị có – chị Ninh nói – nhưng một lần chị đưa hạt cây xuyên tâm liên cho bà

con rải. Chị nói để giã thành bột trộn với bột nếp làm thuốc sát trùng…”. Cứ như vậy, từ Phổ

Cường, Phổ Hiệp, những bao thuốc tự chế ấy được cõng qua đèo, qua suối, qua đạn bom đưa lên

trạm xá Bác Mười.

Về những vùng đất này, ít nhiều chúng tôi cũng có thể hình dung được cảnh xóm làng điêu tàn,

đổ nát do địch thả bom, rồi chà đi xát lại, sống chết có thể diễn ra trong một giây, nhưng thật tình

chúng tôi không thể hình dung được trong cảnh ấy, trong thời gian chỉ hơn ba năm ấy mà sao chị

Trâm, cô bác sĩ người Hà Nội, lại có thể làm được quá nhiều việc và để lại quá nhiều tình thương

như thế! Nhiều người vẫn không quên được việc chị đi vận động bà con ăn sạch, uống sạch. Chị

Posted in Blogroll | 2 Comments »

Sống đẹp

Posted by isoul trên Tháng Bảy 19, 2007

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn nghìn gương mặt con người khác nhau: có người tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một con người mới ở những người từng mắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong cũng vui mừng vì mỗi dịp ấy họ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người thân, bè bạn. Chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin vào một sự thay đổi ở họ đó cũng là “sống đẹp”. Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người tìm lại được chính mình. Có một nhà thơ với bút danh “Hoàn Lương” từng nửa đời làm tướng cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng – Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là “Nguyễn Đức Tân” (Đông Mỹ – Thanh Trì – Hà Nội). Nửa đời làm việc thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:

“Đêm đêm nghe tiếng vọng vang
Tiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêm
Đã buồn lại thấy buồn thêm
Khát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời”

Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và của tất cả mọi người.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết “Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”. Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chứng ta là những con người có lối “sống đẹp”.

“Cuộc sống không có con đường cùng – chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải làm sao để vượt qua được những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậy nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực?… Đọc Đặng Thuỳ Trâm, những dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham sống phi thường. “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố “. Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm ngôn sống cho cuộc sống của mình.

Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình, thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có thể đi hết được con đường của riêng mình ? Từ số 1 đến số 0 chỉ trong gang tấc nhưng khoảng cách từ số 0 đến số 1 trên trục đời là cả một quá trình mà nếu không có niềm tin, nghị lực, bạn sẽ mãi chỉ là con số 0 mà thôi. Hãy là một người bộ hành với đôi chân dẻo dai sẵn sàng đạp lèn mọi chông gai để bước đi: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những mũi gai” – Lời bài hát của ban nhạc tôi yêu thích cứ văng vẳng bên tai. Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang “sống đẹp”, sống và luôn giữ cho mình một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt trời.

Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:

“Khi anh sinh ra
Mọi người đều cười
Riêng anh thì khóc tu tu
Hãy sống sao để khi chết đi
Mọi người đều khóc
Còn môi anh thì nở nụ cười”

Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!

yeuyeu_11111’s blog

Posted in Blogroll | 1 Comment »

Cảm hứng sống tích cực mỗi ngày !

Posted by isoul trên Tháng Bảy 11, 2007

Ảnh minh họa

TTO – Những danh ngôn sau đây có thể rất đơn giản để bạn suy nghĩ, nghiền ngẫm. Song, nếu vận dụng vào đời sống, bạn sẽ đạt được nhiều hơn điều mình mong đợi.

* “Đừng quá rụt rè hoặc câu nệ về những hành động của bạn. Cuộc đời chỉ là trường thử nghiệm không hơn không kém.” — Ralph Waldo Emerson

Suy ngẫm: Mỗi ngày là một cơ hội cho bạn. Cơ hội đó không nhất thiết phải to lớn và hào nhoáng. Chỉ cần bạn cảm thấy hài lòng về bản thân mình là được. Nếu cảm thấy nghi ngờ về những khả năng của mình, bạn hãy tự hỏi vì sao lại chần chừ khi mà mỗi ngày là một cơ hội và ngày mai là một cơ hội khác?

* “Sắt thép bị gỉ sét vì không được dùng đến; ao nước tù mất đi sự tinh khiết và bị đóng băng khi khí trời trở lạnh; cũng thế, tình trạng mụ mị sẽ đến với một trí tuệ lười biếng.” — Leonardo da Vinci

Suy ngẫm: Khi đối mặt với các trở ngại, hãy sáng tạo. Đừng chỉ ngồi đó và nhìn ước mơ dần trôi tuột đi. Đừng để sự chán nản hiện diện trên con đường đến thành công và hạnh phúc của bạn. Hãy bắt tay hành động với việc khiến bạn hứng thú và tập trung.

* “Lỗi lầm lớn nhất trong tất cả các loại lỗi lầm là không làm gì cả vì bạn chỉ có thể làm được chút ít. Hãy làm những gì bạn có thể làm.” — Sydney Smith

Suy ngẫm: Đã bao lần bạn từ bỏ một mục tiêu vì bạn nghĩ: mình sẽ không có được nó? Đã bao lần bạn sợ làm điều gì đó vì e ngại mình có thể không làm nên chuyện? Đã bao lần bạn chưa đánh đã vội đầu hàng?

Chỉ một thay đổi nhỏ, chỉ một nỗ lực nhỏ cũng đủ để đưa đến những điều vĩ đại. Thành công bao gồm nhiều bước nhỏ hợp thành, không phải là “một bước lên trời”. Hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể để đẩy con thuyền mơ ước của bạn đi xa hơn và sớm cập bến bờ.

* “Mỗi người đều có cho riêng mình một năng khiếu. Thiên tài chỉ là cách nói.” — Ralph Waldo Emerson

Suy ngẫm: Tài năng đích thực của bạn là gì và bạn có trân trọng nó? Nhiều người trong chúng ta thường lấy người khác ra làm tham chiếu mà quên đi chính khả năng của bản thân. Hãy thôi việc làm này và sử dụng khả năng của chính mình.

Cho dù đó là vẽ vời, ca hát, nấu nướng, hay viết lách, cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên phong phú hơn khi họ trân trọng những gì thuộc về mình.

* “Hãy loại bỏ từ ‘không thể'” — Samuel Johnson

Suy ngẫm: Khi chúng ta nói không thể, hàm ý rằng chúng ta không muốn làm điều đó. Việc nói không thể là hành động cho phép bản thân chấp nhận thất bại. Thay vì dùng từ “không thể” như một cách tránh cố gắng, hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm để đạt được mục đích.

* “Tôi nhận thấy điều vĩ đại trong thế giới này không có nhiều ở nơi chúng ta đứng. Chúng ta phải biết giong buồm khi thuận chiều gió và đôi khi bị ngược gió, nhưng chúng ta vẫn tiến lên, không để trôi vật vờ hoặc thả neo” — Oliver Wendell Holmes

Suy ngẫm: Đừng chờ đợi những điều kỳ diệu xảy đến cho bạn. Thay vào đó, hãy tập thói quen tạo nên những điều kỳ diệu ấy. Đừng để hạnh phúc của bạn trôi đi hờ hững. Hãy lưu ý hướng đi của cuộc đời bạn ở tất cả mọi thời điểm, bảo đảm rằng bạn nắm vai trò chủ động và lèo lái có chủ hướng đến hạnh phúc của bản thân.

* “Ý nghĩ là niềm hy vọng; ngôn ngữ là nụ; hành động là quả” — Ralph Waldo Emerson

Suy ngẫm: Hãy tập thói quen tái khẳng định những hoài bão của bạn mỗi ngày – bằng cách liên tục nhắc nhở nó trong suy nghĩ. Điều này không chỉ giữ cho bạn tập trung vào các mục tiêu mà còn thúc đẩy bạn hành động để biến nó thành hiện thực, đặc biệt khi những trù liệu không diễn ra đúng như kế hoạch.

Nhiều người không dám nói lên ước vọng của họ, cứ như thể là họ sợ sẽ bị ngáng đường nếu dám mong muốn nhiều hơn cho bản thân. Đừng lừa dối bản thân như vậy. Hãy dũng cảm và có thể cần chút chai lì khi nói ra ước mơ của mình.

BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (trích dịch theo Edel Jarboe of Selfhelpforher.com)

Posted in Blogroll | 1 Comment »

Tình yêu bốn mùa !

Posted by isoul trên Tháng Bảy 7, 2007

Khi Mùa Xuân chuẩn bị ra đi thì Mùa Hè đến. Mùa Hè mang đến cho Mùa Xuân một bó hoa hồng rất đẹp và nói:

-Mùa Xuân ơi hãy tin tôi, tôi yêu em. Hãy ở lại với tôi. Chúng ta sẽ cung nhau dạo chơi đến tất cả những nơi mà em muốn.

Nhưng Mùa Xuân không yêu Mùa Hè. Và cô ra đi. Mùa Hè buồn lắm. Mùa Hè ốm và nhiệt độ lên rất cao. Mọi thứ xung quanh cũng trở nên nóng bức…

Sau một thời gian, Mùa Thu đến, mang theo rất nhiều trái cây ngon. Mùa Thu yêu Mùa Hè và cô không muốn Mùa Hè phải buồn:

-Mùa hè ơi đừng buồn nữa, hãy ở lại với em. Em sẽ mang lại hạnh phúc cho anh.

Nhưng với Mùa Hè, Mùa Xuân là tất cả và anh ra đi.

Mùa Thu khóc, khóc nhiều lắm. Mọi thứ xung quanh trở nên úa vàng.

Thời gian trôi qua, Mùa Đông đến mang theo con trai của mình là Băng Giá. Những giọt nuớc mắt của Mùa Thu làm Băng Giá cảm thấy xao xuyến. Anh muốn mang lại hạnh phúc cho Mùa Thu:

-Mùa Thu ơi, hãy ở bên tôi. Tôi sẽ xây cho em những lâu đài tuyết, những con đuờng băng trắng muốt. Tôi sẽ hát cho em nge những bản tình ca bất hủ. Hãy ở bên tôi!

-Không, Băng Giá ạ. Ở bên anh tôi chỉ luôn cảm thấy lạnh lẽo thôi.

Và Mùa Thu ra đi.Băng Giá buồn lắm.Gió thổi mạnh, chỉ trong một đêm thôi mọi thứ trở nên trắng xóa bởi tuyết. Mùa Đông thấy con như vậy rất đau lòng. Bà nói:

-Sao con không yêu Mùa Xuân, cô ấy đã đến. Cô ấy yêu con và sẽ mang lại hạnh phúc cho con.

-Không mẹ ơi, với con Mùa Thu là tất cả. Chúng ta hãy rời khỏi đây.

Và họ đã ra đi.

Chỉ còn lại một mình Mùa Xuân. Cô khóc. Nhưng bất chợt Mùa Xuân nhìn ra xung quanh:”Ôi tại sao mình phải khóc chứ? Mình còn rất trẻ và xinh đẹp, thời gian dành cho mình không nhiều. Tại sao mình không làm những việc có ý nghĩa hơn?

Và mọi thứ hồi sinh, cây cối ra hoa, đam chồi nảy lộc.

Phải chăng chúng ta cứ mãi luôn chạy theo những thứ không thuộc về mình, luôn đòi hỏi những gì không dành cho mình? Chúng ta cứ luôn chờ đợi, hy vọng rồi buồn rồi đau khổ. Có mấy ai như Mùa Xuân nhận ra con đuờng phía truớc…

Posted in Blogroll | Leave a Comment »

Huyền thoại Che Guevara

Posted by isoul trên Tháng Bảy 6, 2007

November 12, 2006 magnify

Lời nói đầu

 

Một số chân lý đã quá rõ ràng đến nỗi chẳng việc gì phải bàn tới nữa. Là một người Mac-xit cũng tự nhiên giống như việc bạn phải theo học lý thuyết của New-ton nếu là một nhà vật lý, hay theo quan điểm của Pasteur nếu là một nhà sinh học ”.

Câu nói nổi tiếng đã trở thành bất hủ cũng như sự bất tử của một chiến sĩ du kích quân – một biểu tượng anh hùng cách mạng của tất cả mọi dân tộc trên thế giới không riêng gì ở Cuba và các quốc gia vùng Châu Mỹ Latin, một trong những con người chân chính nhất thế kỷ 20, và của mãi sau này, để các thế hệ hôm nay và tương lai noi theo.

Khi viết về ông, Fidel Castro đã nói ngắn gọn: “Đó là một con người chân chính, một người bạn tuyệt vời và là một người mà ngay cả kẻ thù cũng phải kính nể ”.

Ernesto Guevara de la Serna( 1928 – 1967), thường được biết đến với tên Che Guevara hay El Che, là một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng người Achentina và là một trong những người lãnh đạo phong trào cách mạng Cuba.

Trong bài tiểu luận này, em xin trình bày sơ lược về một cuộc đời, một tính cách, một bản lĩnh, một tình yêu của một con người mạnh mẽ và độc đáo – một con người, qua cái chết của của mình, đã làm sinh sôi biết bao sự sống khác và sức sống khác – một con người “ trở thành bất tử vì chính những kẻ không bao giờ muốn ông sống ”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giới thiệu

 


Bức ảnh nổi tiếng của Che do Alberto Korda chụp, khi Che phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ nổ tàu La Coubre, ngày 5 tháng 3 1960Che Guevara, tên thật là Ernesto Guevara (1928 – 1967), một lãnh tụ du kích quân và một nhà lý luận Cách mạng Châu Mỹ Latin, là một người đã trở thành anh hùng của lực lượng cánh tả cấp tiến những năm 1960. Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu ở Rosario, Achentina, cha mẹ là ông Ernesto Guevara Lynch và bà Celia de la Serna, một phụ nữ cấp tiến, người có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Che sau này.

Che bị bệnh suyễn nặng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông đã thi vào ngành y. Năm 1953, ông tốt nghiệp bác sĩ trường đại học Buenos Aires.

Tin chắc rằng chỉ có Cách mạng mới là liều thuốc hữu hiệu nhất đối với sự bất công xã hội ở Châu Mỹ Latin, năm 1954 ông đến Mexico và tham gia vào nhóm du kích giải phóng Cuba dưới quyền của Fidel Castro.

Vào những năm cuối thập niên 1950, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong nhóm du kích nhằm chống lại nhà độc tài Fulgencio Batista. Ông đã từng đảm nhận vai trò bộ trưởng Bộ Công nghiệp Cuba (1961-1965) khi Fidel lên nắm giữ chính quyền. Là tác giả của hai cuốn sách về chiến tranh du kích, Che đã chủ trương xây dựng chính phủ trên cơ sở dựa vào nhân dân và chiến tranh du kích trong sự tồn vong của đất nước.

Ông rời Cuba năm 1965 sau khi trao trả chức bộ trưởng lại cho chính phủ, ông đến Bolivia và lãnh đạo lực lượng nổi dậy ở đây. Với sự trợ giúp của Mỹ, ngày 8 tháng 10 năm 1967 ông bị quân Bolivia bắt tại Vado del Yeso. Che bị hành quyết theo lệnh của chính quyền Bolivia và có sự đồng ý của CIA. Địa điểm chôn dấu hài cốt của ông được giữ bí mật trong suốt 30 năm. Những kẻ giết ông không bao giờ được mang ra xét xử.

Ngày 12 tháng 7 năm 1997, hài cốt của Che được tìm thấy ở Vallegrande và được mang trở về Cuba cùng ngày hôm đó.

Che đã là một bác sĩ, một thầy giáo, nhà báo, phóng viên ảnh, chủ ngân hàng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, một nhà thương thuyết bậc thầy đại diện Cuba tại hầu hết các hội nghị thượng đỉnh trên thế giới, là một nhà chỉ huy quân sự xuất chúng và là một chiến sĩ can trường.

Mục lục

 

Thời Thơ ấu Của Vị Anh Hùng …………………………………4

Tuổi Trẻ Phiêu Lưu ……………………………………………..6

Trên Chiến Trường ………………………………………………8

Những Tháng Ngày Vinh Quang ………………………………..11

Tiếp Tục Lên Đường …………………………………………….12

 

Phụ lục

 

Thư Giã Biệt Của Che Gửi Fidel Castro …………………………13

Một Số Câu Nói Nổi Tiếng ……………………………………..15

Bài Báo Về Che…………………………………………………..16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần 1: Thời thơ ấu của vị anh hùng

 

1928

M

ột con tàu đang trên đường hướng đến Buenos Aires – thủ đô Achentina, phải dừng lại. Trên tàu, một đôi vợ chồng trẻ vội vàng xuống tàu do người vợ, cô Celia de la Serna de Guevara, chuyển dạ sắp sinh. Hôm đó là ngày 14 tháng 6, Ernesto Guevara chào đời.

Gia đình Guevara sinh sống tại thị trấn Caraguatay, tỉnh Misiones phía Đông Bắc Achentina. Gia đình bà Celia sở hữu một đồn điền trồng trà thảo dược, đây cũng là thức uống quen thuộc của Ernesto sau này.

Ngay trước ngày sinh nhật lần thứ hai của Ernesto, cậu được mẹ đưa đi bơi và vì vậy cậu bé bị viêm phổi nặng. Đây là lúc khởi phát căn bệnh hen suyễn của Ernesto.Chính căn bệnh này đã hành hạ ông cả cuộc đời nhưng cũng chính nó đã góp phần hình thành tính cách riêng của Ernesto.

1932

Gia đình Guevara dời nhà đến San Isidro, một quận nằm ngoại ô phía Bắc Buenos Aires. Nhưng nơi này không phù hợp với bệnh của Ernesto nên sau đó họ lại dời nhà đến thị trấn Altar Gracia, tỉnh Cordoba, nơi khí hậu khô ráo hơn.

1945

Guevara on a burro at the age of 3Năm 17 tuổi Ernesto mới cảm thấy thích thú khi ngồi trên lưng la, cũng là phương tiện giúp cậu vượt qua những miền đất gập ghềnh. Vốn bị bệnh suyễn từ nhỏ nên cậu phải sống trong sự đùm bọc của gia đình. Đến năm lên tám cậu mới có thể lên lớp đều đặn.

Bà Celia có ảnh hưởng rất lớn đến lòng ham học của con mình. Bà là tấm gương thúc đẩy con trai mình thành công, thậm chí con trai bà còn vượt quá những gì bà trông

Hình 2: Che thời thơ ấu

đợi.Cùng lúc đó, sâu trong tâm khảm, tình cảm của Ernesto dàng cho mẹ càng bị giằng xé. Một mặt anh muốn thoát khỏi sự chở che của người mẹ, mặt khác anh lại khao khát muốn hoàn thành những ước nguyện mà mẹ đã gửi gắm nơi mình.

Ông Lynch là người đã hun đúc tâm hồn và rèn luyện thể chất cho con trai mình. Ông là người tiêm Adrenaline và giúp Ernesto thở Oxi khi cậu lên cơn suyễn. Ông khuyến khích cậu học bơi, tập cho cậu bắn súng, nên khi lên năm, Ernesto đã biết sử dụng súng.

Tuổi thơ của Ernesto đã phải trải qua cùng căn bệnh suyễn nặng, nó làm hạn chế khả năng của cậu, nhưng cũng chính bệnh tật đã vun đúc nên một con người mạnh mẽ, chí khí gan cường và đầy bản lĩnh.

 

 

Image

 

 

 

 

 

Image

Image                                           

Image

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3 : Các địa danh đáng chú ý

 

 

 

 

 

 

Phần 2 : Tuổi trẻ phiêu lưu

 

K

hi học xong trung học phổ thông, Ernesto theo học ngành y tại đại học Buenos Aires và chọn bệnh suyễn làm chuyên ngành nghiên cứu.

I.Chuyến khởi hành đầu tiên :

Ngày 1 tháng 1 năm 1950, Che quyết định bắt đầu cuộc hành trình của mình kết hợp giữa vui chơi và công việc, bằng chiếc xe đạp Micron già nua có gắn một động cơ nhỏ. Anh đi về hướng Tây, băng qua khu đồng bằng Pampas của Achentina, cuộc hành trình có chiều dài lên tới 4.500 km.Anh sẽ làm việc tại khu vực dành riêng cho những người bị bệnh phong tại Chanar, nơi anh sẽ gặp một người bạn trong chuyến hành trình.

Image Image

 

Hình 4+5 : Cánh đồng trồng cây Pampas – nơi Ernesto đã đi qua

Sau đó anh đã làm việc trong đội xây dựng xa lộ quốc gia, rồi đội thuyền buôn ở Achentina.

Tháng 10 năm 1951, Ernesto gặp lại người bạn Alberto Granado tại Cordoba. Anh đã đề nghị hai người cùng thực hiện chuyến đi Bắc Mỹ.

II.Hành trình xuyên Châu Mỹ La tin :

Họ cùng nhau lên đường trên chiếc mô tô Norton (La Poderosa II) 500 phân khối của Granado. Kế hoạch được thực hiện trong vòng một tháng, sau đó họ lên đường, nhưng Ernesto phải mang theo ống thở bên mình và trở về kịp lúc để thi tốt nghiệp theo lời hứa với mẹ mình.

Sau đó họ lại tiếp tục lên hướng Bắc Peru, cậu bị thu hút bởi vẻ đẹp huyền bí ở đây. Đầu tháng tư, hai người rời khỏi thung lũng sông Urubamba và lên đường đến trại phong Huambo, rồi đến Iquitos, nằm trong rừng rậm Amazon, tiếp theo là làng phong San Pablo. Họ đi trên chiếc bè Mambo-Tango.

Che và người bạn chia tay tại Venezuela. Granado xin được việc làm tại khu bệnh phong, còn Ernesto quay lại Achentina để hoàn tất việc học. Anh thi đậu tất cả 14 môn chỉ trong ba tháng và tốt nghiệp bác sĩ.

ImageViệc học đối với Ernesto không còn là điều quan trọng nên anh tiếp tục lên đường. Anh cùng một người bạn thời thơ ấu lên đường đến La Paz, thủ đô Bolivia vào ngày 24 tháng 7 năm 1953. Bolivia vừa thực hiện cuộc cải cách ruộng đất và tình hình như sắp có một cuộc nội chiến xảy ra. Hai kẻ lữ hành tiếp tục đi về phía Bắc. Sau khi dừng chân tại Peru, họ lại tới Guayaquil ở

Hình 6:  Mô tô La Poderosa II

Ecudor, nơi họ rơi vào cảnh khốn cùng, Ernesto không có gì ăn ngoài chuối nhưng họ vẫn không muốn về nhà.

Người bạn đề nghị họ cùng đến Guatemala để “xem cái gì đó mới mẻ – cuộc cách mạng của cánh tả”. Họ tìm cách đi miễn phí trên các chuyến tàu sang Trung Mỹ. Tàu tạm dừng tại San Jose, thủ đô Costa Rica, Ernesto đã gặp Romulo Betancourt – sau này trở thành tổng thống Venezuela. Tại đây anh cũng có cơ hội tiếp xúc với những chiến sĩ cách mạng Cuba, những người đang chống lại chế độ độc tài Batista.

Sau tất cả những điều đã xảy ra, Ernesto đang sắp trải qua một cuộc tái sinh.Ở Guatemala, anh đã có cơ hội chứng kiến kẻ thù – quân Mỹ – hành động. Điều này làm cho tình cảm chống đế quốc trở thành một lý tưởng kiên định trong anh. Tháng 7 năm 1955, biến cố thứ hai xảy ra ngay sau đó tại Mexico, nơi anh gặp người đã vạch ra đường lối chính trị cho lý tưởng ấy, người bạn tuyệt vời của anh, Fidel Castro. Không lâu sau đó anh đã tự nguyện tham gia vào nhóm viễn chinh của những người Cuba.

 

 

 

 

 

Phần 3 : Trên chiến trường

 

I.Bảy ngày lênh đênh trên biển động :

C

uối tháng 6, nhờ tình bạn của mình với những người bạn Cuba lưu vong, Che gặp được Raul Castro, em trai của Fidel Castro. Không lâu sau đó, Che được Raul giới thiệu với Fidel. Fidel lúc bấy giờ vẫn chưa theo chủ nghĩa Mác, hai người đã có buổi trao đổi vào giữa tháng 7 năm 1955 và kéo dài từ 8 giờ tối đến tận nửa đêm.

ImageĐầu năm 1955, anh bắt đầu rèn luyện sức khỏe và khả năng quân sự cùng với những nhà cách mạng khác tại một nông trại ở Mexico và trở thành học viên cực kì xuất sắc của “Học viện đào tạo Chiến sĩ Cách mạng”. Fidel cũng không che giấu sự ưu ái của mình đối với Che. Tháng 4, ông bổ nhiệm Che làm trưởng bộ phận nhân sự trong trại tân binh.

 

Hình 7: Che, Raul Castro và Fidel Castro

Vào tháng 6 năm 1956, những thành viên đã tham gia cuộc tấn công ngày 26 tháng 7 năm 1955 đã bị cảnh sát Mexico bắt trong đó có Fidel và Che. Fidel nhận được sự ủng hộ từ Havana và một lần nữa xoay sở để được ra khỏi lao tù, ông đã chứng minh lòng trung kiên của mình đối với đồng đội, khiến Che hoàn toàn tin tưởng vào vị lãnh tụ của mình. Ngày 31 tháng 7 họ được thả và bắt đầu tập luyện lại.

ImageNgày 25 tháng 11 năm 1956, cùng với 82 người khác vượt biển trở về Cuba trên con tàu Granma với tư cách là một thành viên trong tổng tham mưu của quân du kích. Lực lượng cập bến vào sáng sớm ngày 2 tháng 12 tại đầm đước Belic phía nam Cuba.

Hình 8: Che và Fidel tại phòng giam

II.Chiến tranh du kích :

Trong lần hành quân đầu tiên, nhóm du kích đã bị quân đội Batista phong tỏa lộ trình. Tại Alegria del Pio, quân nổi dậy bị tấn công, 21 người hi sinh. Che bị thương 2 lần, nghĩa quân phải lánh vào khu rừng rậm, cả lực lượng sống sót chỉ còn lại 20 người.

Cuộc tấn công lớn đầu tiên của đội quân râu quai nón là trại lính La Plata nằm dưới chân núi Turquino. Chính tại đây đã chứng kiến hành động anh hùng đầu tiên của Che khi anh lao đi, băng qua cơn mưa đạn, không cần ai bắn yểm trợ, đốt cháy nhà để máy bay. Việc trèo lên ngọn núi cao nhất đảo cao 2000 mét quả là nỗ lực phi thường đối với một người vốn mắc bệnh hen suyễn nặng và đã cạn thuốc cấp cứu như Che.

Do thành tích chiến đấu, Fidel quyết định thưởng cho Che bằng cách để anh tham gia vào các quyết định mang tính chiến thuật cùng với các lãnh đạo cấp cao. Che không còn là “một trung úy bình thường nữa”.

Tại đây, vùng Sierra, viên trung úy trẻ, đồng thời là một bác sĩ với giọng nói mang âm sắc nước ngoài, đã tranh thủ thời gian để dạy học, và không ngừng khám bệnh cho nông dân. Đối với các nông dân, anh là tinh hoa của một du kích quân giàu lòng nhân ái, biết kết hợp tính nhẫn nại của một bác sĩ và một trình độ học vấn còn rất xa lạ với vùng này.

Vào giữa tháng 7 năm 1957, Che được Fidel thăng hàm đại úy và giao trách nhiệm thành lập Đội quân số 4. Không lâu sau đó, Che được Fidel xem là một trong số những người tín cẩn nhất. Khi đang đọc lại tên những người đã kí trong một lá thư tập thể gửi cho Frank Pais ( một sĩ quan cách mạng ủng hộ phong trào du kích), đến tên Guevara, Fidel ngẫu nhiên nói: “Hãy ghi anh ấy là Comandante (Thiếu tá)”.

Ngày 28 tháng 5 năm 1957, Che mở một trận đánh ác liệt nhất vào một cứ điểm ven biển Uvero, 140 quân tham chiến, 40 người chết và bị thương. Tại đây anh tiếp tục thể hiện huyền thoại của mình, anh không ưa các hành vi tàn bạo, không bao giờ giết người nếu như điều đó có thể tránh được. Từ 1957 đến 1958, Che thành lập trường tuyển mộ và đào tạo du kích chính quy tại El Hombrito, nhiệm vụ trực tiếp là bảo vệ Fidel.

Trong cuộc sống, Che có cái tôi rất mạnh mẽ, tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc đạo đức và cách cư xử mẫu mực. Che ra lệnh cho lính của mình dẫn những người đào ngũ trở lại , anh bất chấp đạn pháo khắp nơi, xốc lính của mình lên vai, đưa khỏi nơi nguy hiểm, lính gác cũng không dám bắn anh.

Những năm tháng xa nhà, Che luôn mang bên mình đôi ba món đồ hay vài con thú. Quân kháng chiến nhận nuôi những chú chó đi lạc, chúng luôn chạy theo Che, quẩn quanh chân anh và rồi cuối cùng người ta cũng thấy chúng leo lên giường của anh.

Tiếp tục với những tin tức trên chiến trường, cuối tháng 8 năm 1958, khi bước sang tuổi 30, Che được Fidel tin tưởng giao phó nhiệm vụ nhanh chóng huấn luyện tân binh để gia tăng quân số. Chỉ với 140 quân, Che bắt đầu chinh phục phân nửa đất nước Cuba.

III.Trận đánh quyết định :

Ngày 31 tháng 8 năm 1958, Che trực tiếp chỉ huy đội quân số 8, với 140 quân, đa phần là tân binh, đi đánh chiếm quân khu phía Tây với mục tiêu nắm quyền kiểm soát trung tâm lãnh thổ và các cơ sở thông tin liên lạc. Nghĩa quân có vỏn vẹn 6 súng máy và khoảng 50 súng trường, chính vì thế trong giai đoạn đầu, thách thức của họ là phải tước đoạt vũ khí của kẻ thù.

Họ đã hành quân chặng đường 554 km trong 47 ngày với quân dụng nghèo nàn, chủ yếu là đi bộ. Theo một hiệp ước sau đó, giữa các lực lượng, Che thống nhất chỉ huy các nhóm quân chống chế độ Batista. Quân nổi dậy bắt đầu tấn công vào Santa Clara, trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng. Ngày hôm đó, quân nổi dậy chiếm được Santa Clara làm cho chế độ Batista nhanh chóng đi vào chỗ diệt vong. Batista phải chạy trốn ra nước ngoài, bắt đầu cuộc sống lưu vong.

Ngày 4 tháng 1 năm 1959, Che cùng với những chỉ huy quân nổi dậy khác tiến vào La Havana trên vị thế của những người chiến thắng.

Image

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 9: Che và Fidel đang bàn bạc

 

 

 

 

 

Phần 4 : Những tháng ngày vinh quang

 

I.Kiến trúc sư trưởng :

S

au những đóng góp của mình cho hòn đảo này, Che được trao quyền công dân Cuba.

Năm 1959 đánh dấu thời điểm bắt đầu giai đoạn của Che trong vai trò kiến trúc sư của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba.

Sau đó, với vai trò đại sứ Cuba, Che liên tục du hành qua các quốc gia ở Trung Đông, Ấn Độ, Đông Nam Á, Nam Tư, Liên Xô, Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản, Tiệp Khắc, Đông Đức, Bắc Hàn.

Ngày 28 tháng 11 năm 1959, Che chính thức làm Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Cuba. Ông làm việc 16 giờ một tuần tại ngân hàng và cuối tuần thì tham gia lao động tình nguyện cùng nông dân. Ông làm việc tại các nhà máy dệt, trên các bến cảng và những đồng mía vào mùa thu hoạch.

II.Vị Bộ trưởng tình nguyện :

Ngày 8 tháng 10 năm 1959, Che chính thức trở thành Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Quyết định tịch thu ruộng đất tư hữu được ban hành.

ImageNgày 4 tháng 8 năm 1961, đại sứ Che bay qua Uruguay tham dự hội nghị Liên Mỹ, nói chuyện riêng với đặc phái viên của Kennedy, Tổng thống Uruguay, Tổng thống Achentina, Tổng thống Brazil.

Từ 1960 đến 1963, Cuba bắt tay vào đa dạng hóa nền Công nghiệp. Che cũng trực tiếp lao động vào những ngày cuối tuần. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì sau đó, Liên Xô đã ban lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba, bắt buộc Cuba phải cho Liên Xô xây dựng căn cứ, trả lại Liên Xô sẽ đảm bảo chủ quyền lãnh thổ cho Cuba.

      Lợi dụng tình hình này, Mỹ tuyên bố sẽ

Hình 10: Che đang lao động

phong tỏa Cuba. Nhân dân Cuba chuẩn bị cho một cuộc xâm lược thứ hai. Che lại bắt đầu nhiệm vụ của mình. Năm 1962, Che hết sức cố gắng mở rộng chiến tranh du kích đến những vùng khác ở Mỹ Latin và xây dựng đội quân tiên phong vũ trang ngay trong đất nước của mình.

Phần 5 : Tiếp tục lên đường

 

T

rong khi đó ở Cuba, Che bắt đầu thất bại trên mặt trận kinh tế. Năm 1964, ông tuyên bố từ chức Bộ trưởng Bộ công nghiệp, khát vọng công nghiệp hóa và đa dạng hóa nông nghiệp bị dập tắt.

Ngày 4 tháng 11 năm 1964, Che lên đường với một sứ mạng ngoại giao bắt đầu ở Matxcova và kéo dài 3 tháng. Ngày 11 tháng 12, ông đại diện Cuba dự hội nghị Liên Hợp Quốc. Tại đây, Che đề nghị chấm dứt lệnh cấm vận đối với Cuba. Một tuần sau đó, Che có mặt ở Algeria và gặp một lãnh tụ của phong trào độc lập. Đây là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Châu Phi bao gồm Tanzania, Ai Cập, Mali, Ghana, Benin và Côngô. Tại đây ông cũng đã đọc một bài diễn văn nổi tiếng lên án khối xã hội chủ nghĩa dưới dạng chủ nghĩa đế quốc thứ hai chèn ép các quốc gia mà nó bảo vệ.

Ngày 25 tháng 2 năm 1965, bài diễn văn đọc tại Algeria của ông chỉ trích mạnh mẽ khối Xô Viết đã không giúp đỡ được cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân bị áp bức trên thế giới. Sau đó ông dừng chân tại Ai Cập trên đường đến Congo. Sau đó ông về nước.

Ngày 24 tháng 4, cùng với 3 người Cuba, Che đến Congo để thành lập đội quân tình nguyện ở đây, cuối cùng quân số của họ cũng tăng lên 100 người. Sau hai tháng chờ đợi, quân du kích hành động lần đầu tiên.

Ở Cuba, mãi đến tháng 10, trong buổi lễ thành lập Đảng Cộng Sản Cuba, Fidel mới đọc bức thư từ chức của Che, tuyên bố ông rút khỏi tất cả trách nhiệm chính thức trong chính quyền Cách mạng.

Cuối tháng 11, các chiến sĩ Cuba đành phải rút khỏi Congo, Che phải sang Tanzania trú ẩn. Đây là thất bại đầu tiên của Che.

ImageChe lại tiếp tục lên đường đến Bolivia, chặng dừng chân cuối cùng của ông. Quân du kích hoạt động vất vả tại đây. Hai năm sau khi hoạt động, quân du kích bị chế độ ở đây đàn áp. Hai du kích quân đào ngũ khiến tung tích của quân du kích bị lộ. Trong lúc này Che lại bị bệnh suyễn trầm trọng, không thuốc men và thức ăn.

Ngày 8 tháng 10 năm 1967, Che bị thương và một nhóm biệt kích bị bắt giữ. Ngày 18 tháng 10, Che bị hành quyết theo lệnh của chính quyền Bolivia Hình 11: Che bị bắt giữ                  và có sự đồng ý của CIA.

Phụ lục

 

I.Thư giã biệt của Che gửi Fidel Castro:

“Năm Nông Nghiệp”

Havana, ngày 1 tháng 4 năm 1965.

ImageFidel:

Giây phút này đây tôi nhớ lại nhiều điều: lúc tôi gặp anh tại nhà Maria Antonia, lúc anh đề nghị tôi đi theo anh, và cả những cảm xúc căng thẳng trong công tác chuẩn bị. Một hôm có người ghé qua và hỏi khi hai ta hy sinh thì ai sẽ là người được báo tin này, và khả năng thực tế đó đã khiến tất cả chúng ta bàng hoàng. Sau này tất cả chúng ta đều biết rằng đây là sự thực, rằng trong một cuộc cách mạng hoặc chúng ta sống hoặc chúng ta phải chết (nếu đó là cái chết thực sự). Nhiều đồng chí đã ngã xuống trên con đường đi tới vinh quang chiến thắng.

Ngày hôm nay mọi chuyện đã mất đi phần nào kịch tính, vì chúng ta đã trưởng thành hơn, nhưng bản chất của sự kiện tự nó không thay đổi. Tôi cảm thấy rằng tôi đã hoàn thành vai trò bổn phận đã gắn bó tôi với cách mạng Cuba trên vùng đất này, và tôi phải nói lời chia tay với anh, với dân tộc anh mà giờ đây cũng là dân tộc của tôi.

Tôi chính thức rút lui khỏi mọi vị trí lãnh đạo trong Đảng, chức vụ Bộ trưởng, quân hàm thiếu tá và quyền công dân Cuba của tôi. Không còn gì ràng buộc tôi với Cuba về mặt pháp lý. Những mối dây ràng buộc duy nhất còn lại mang bản chất khác – đó là những ràng buộc không thể bị cắt đứt như các sự chỉ định vào các vị trí quyền hành.

Hồi tưởng lại quá khứ, tôi tin rằng tôi đã làm việc một cách chính trực và tận tâm để củng cố cho thắng lợi của Cách mạng. Điểm yếu quan trọng duy nhất của tôi là đã không tin tưởng anh nhiều hơn từ những ngày đầu ở Sierra Maestra, và đã không nhanh chóng hiểu rằng anh có tư chất của một người lãnh đạo và một nhà Cách mạng.

Tôi đã sống những ngày huy hoàng ở Cuba, và bên cạnh anh tôi cảm thấy tự hào vì mình đã thuộc về nhân dân trong những ngày tháng oai hùng, bi tráng trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Caribe. Hiếm có một chính khách nào sáng suốt hơn anh trong những ngày ấy. Tôi cũng tự hào vì đã theo anh mà không do dự, vì đã tương đồng với anh trong cách suy nghĩ, cách nhìn cũng như cách đánh giá những mối nguy hiểm và nguyên tắc.

Những quốc gia khác trên thế giới cần đến những nỗ lực khiêm tốn của tôi. Tôi có thể làm theo những yêu cầu này, nhưng anh, với trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước Cuba, không được phép làm. Và vì vậy đã đến lúc chúng ta chia tay nhau.

Anh nên hiểu rằng tôi làm như vậy trong tâm trạng vui buồn lẫn lộn. Tôi để lại nơi đây những ước mơ thanh cao nhất trong tư cách của một nhà kiến thiết và để lại những gì quý mến nhất mà tôi đã có. Tôi mang đến những chiến trường tuyến đầu niềm thành tin mà anh đã dạy tôi, tinh thần cách mạng của dân tộc tôi, cảm giác hoàn thành những sứ mạng thiêng liêng nhất: chiến đấu chống lại chủ nghĩa đế quốc bất cứ nơi nào có thể chiến đấu được. Đây là nguồn sức mạnh và hơn thế nữa là liều thuốc chữa lành các vết thương sâu nhất.

Một lần nữa tôi tuyên bố rằng Cuba hoàn toàn không còn trách nhiệm nào với tôi nữa, ngoại trừ những trác nhiệm bắt nguồn từ gương sáng của nó. Nếu những giờ phút sau cùng của tôi phải trải qua ở một phương trời xa lạ nào khác, ý nghĩ sau cùng của tôi sẽ luôn hướng về dân tộc này và đặc biệt là hướng về anh. Tôi rất biết ơn về những lời giáo huấn và tấm gương sáng của anh. Đó là những điều mà tôi sẽ cố gắng trung thành cho đến khi hành động của tôi có được kết quả cuối cùng.

Tôi luôn được đồng nhất với chính sách đối ngoại của cuộc cách mạng chúng ta, và tôi sẽ tiếp tục như vậy. Cho dù ở đâu, tôi vẫn cảm thấy có trách nhiệm của một chiến sĩ cách mạng Cuba, và tôi sẽ luôn hành xử như vậy. Tôi không ân hận là đã không để lại của cải gì cho vợ con tôi; tôi rất hạnh phúc với điều này. Tôi không yêu cầu cho vợ con tôi điều gì vì nhà nước sẽ cung cấp đủ để họ an tâm trong cuộc sống và được học hành.

Có nhiều điều tôi muốn bày tỏ với anh và với nhân dân chúng ta, nhưng tôi cảm thấy không cần thiết. Ngôn từ không thể biểu đạt hết những ước muốn của tôi, và cũng không cần phải nguệch ngoạc dông dài những điều này ra trên các trang giấy.

Viết ngày 1 tháng 4 năm 1965.”

 

 

 

 

Một số câu nói nổi tiếng

 

I.Những câu nói của Che:

§        “Bạn phải đưa chiến tranh đến bất cứ nơi nào mà kẻ thù có mặt […] bạn không cho phép chúng dù một khoảnh khắc bình yên […] làm cho chúng cảm thấy chúng như một con thú hoang bị săn đuổi ở mọi nơi mà chúng đến.”

§        “Hãy để thế giới thay đổi mình, rồi mình sẽ thay đổi thế giới”.

§        “Hãy tạo ra hai, ba hay nhiều Việt Nam”.

§        “Cuộc cách mạng của chúng ta đã làm đổ vỡ mọi lý thuyết của những “nhà chiến lược xe lăn”. Chúng ta phải tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất, và chiến đấu để thay đổi từng cánh đồng, từng ngọn đồi và sau đó sẽ tiến hành cách mạng vào các thành phố”.

§        “Bạn phải tiến hành cuộc chiến ở bất cứ nơi nào kẻ thù bạn xuất hiện: tới nhà cửa của chúng, tới nơi chúng nghỉ ngơi, … Bạn phải tấn công bất cứ khi nào bạn tìm thấy chúng, khiến chúng cảm thấy như là một con thú hoang bị lùng sục ở bất cứ nơi đâu chúng đi”.

II.Những câu nói về Che:

§        “Ông là thành viên hấp dẫn nhất trong bộ ba lãnh đạo. Ông có nụ cười ngọt ngào, buồn buồn làm những người phụ nữ phải nghẹt thở. Che đang lèo lái con tàu Cuba bằng một đầu óc tính toán lạ lùng, bằng tài năng hiếm có, bằng trí thông minh xuất chúng và bằng óc khôi hài thú vị”. – Tạp chí Time, ngày 8 tháng 8 năm 1960.

§        “Đó là một con người chân chính, một người bạn tuyệt vời và là người mà ngay cả kẻ thù cũng phải kính nể”. – Fidel Castro.

§        “Nếu phải diễn tả hình ảnh tương lai của thế hệ con cháu mà chúng ta muốn chúng trở thành, chúng ta sẽ nói rằng: Hãy giống như Che. Nếu phải bày tỏ lòng mong ước con cháu mình sẽ được giáo dục như thế nào, chúng ta sẽ nói không chút ngần ngại rằng: Chúng ta muốn chúng được giáo dục theo tinh thần của Che.” – Fidel Castro, trong buổi lễ tưởng niệm Che, ngày 18 tháng 10 năm 1967.

 

 

III.Bài báo :

Nhớ Che Guevara – Hồng Thanh Quang

Báo Công An Nhân Dân

Ngày 28/08/2005

Image          Người ta kể lại rằng, khi Trung sĩ Teran xô vào lớp học, nơi đang giam giữ Che Guevara, người anh hùng du kích lỡ bị sa cơ mặc dù thương tật đầy mình vẫn gượng đứng dậy cho thẳng thớm. Trước cảnh tượng đó, tên sát nhân cảm thấy nhột: dường như có một hào khí gì đó toát lên từ huyền thoại sống của cách mạng Mỹ la tinh này khiến y bỗng như nhụt hết cả nhuệ khí. Thấy vậy, Che hơi mỉm cười giễu cợt và ra lệnh: “Bắn ta đi, hỡi kẻ hèn nhát, mi chẳng qua chỉ muốn giết một con người!”. Trung sĩ Teran giật mình, bất giác siết cò súng…

Đã gần 40 năm trôi qua kể từ ngày 8/7/1967 đáng nhớ ấy, khi Che anh dũng hy sinh ở Bolivia, huyền thoại về Che bắt đầu cuộc trường chinh vĩnh cửu trong ký ức nhân loại. Che là biểu tượng của một con người không chỉ biết tư duy về những vấn đề thiết thân nhất đối với con người mà còn cố gắng tìm mọi biện pháp để biến những ý tưởng nảy sinh trong đầu mình thành hiện hữu. Nghĩ, nói và làm đối với Che là một quá trình liên tục không tách rời nhau. Diễn tả theo cách khác, Che đã học được phương thức tư duy bằng hành động! Đối với anh, không có vấn đề lý thuyết nào lại không thể củng cố bằng những biện pháp giải quyết thực tế (hình như có một nhà cách mạng Trung Hoa cũng đã từng nói, mọi thứ nghĩ ra được thì có thể biến thành hiện thực được).

Cho tới lúc phải rời cõi thế, Che không phút nào ngừng cố gắng làm chủ thực tế trên lý thuyết và luôn sẵn sàng làm chủ thực tế bằng những hành động cụ thể. Anh luôn luôn suy nghĩ lao lung về những việc làm hàng ngày của mình, phân tích mọi nhẽ về tất cả mọi sự diễn ra xung quanh với ý thức tư duy vươn tới sự hoàn hảo hơn, đúng đắn hơn, thực tế hơn. Cũng bởi vì thế mà triết gia kiêm nhà văn Pháp Jean – Paul Sartre từng nhận xét về Che: “Tôi nghĩ anh ấy không chỉ là một trí thức mà còn là con người hoàn thiện nhất của thời đại chúng ta”.

Khác với nhiều “Anh hùng thời đại”, Che không bao giờ tỏ ra hay cảm thấy mình là VIP. Mỗi khi nghĩ về anh, tôi lại nhớ những câu thơ:

“Nếu đời ta của mình ta thôi nhỉ,
Hẳn đêm ta sẽ hóa sao băng,
Chói khoảnh khắc rồi chìm vào quên lãng,
Chỉ vô danh mới được vĩnh hằng…”.

Những điều Che từng viết ra để lại cho hậu thế cũng như những việc anh làm là minh chứng rõ ràng về một sự tự do nội tâm đáng kính nể của con người từng là một lãng tử phóng xe máy đi ngang dọc châu Mỹ la tinh, một vị Bộ trưởng và nhà ngoại giao cao cấp của cách mạng Cuba, không hề ngần ngại rời bỏ những vinh hoa để trở thành một du kích can trường hiên ngang đón nhận viên đạn cuối cùng găm vào trái tim mình.

Theo Giáo sư – Tiến sĩ người Nga Vladimir Mironov của Viện Quan hệ quốc tế Moskva, một nhà nghiên cứu có uy tín lớn về Che, phải là một người tự do gần như tuyệt đối mới có thể kể về mình giản dị và chân thực như sau: “Đi lên đỉnh cao đối với tôi là một thử thách nặng nề. Tôi đã lên được rồi nhưng với những cơn hen buộc người ta không thể có được một cử động dù nhỏ nhất nào… Khi tôi cảm thấy không thể nào chịu nổi nữa rồi, tôi nói với ông nông dân Crespo bỏ tôi ở lại thì ông ấy đã nói bằng giọng điệu vẫn quen thuộc trong đám lính tráng: “Nào, gã Argentina thối thây kia, đi tiếp mau lên, hay là tớ sẽ đá cho cậu mấy cái vào mông!”.

Giống như người thực sự vĩ đại, Che biết “cao nhân tất hữu cao nhân trị” và anh luôn tìm ra cơ hội để tự giễu cợt mình. Cả châu Mỹ la tinh từng bật cười trước những lời hóm hỉnh của anh khi nói về những chuyện thực ra là nghiêm ngắn: “Tôi hẳn đã không là đàn ông nếu không mê phụ nữ. Nhưng tôi hẳn cũng đã không là người cách mạng nếu vì mê gái mà ngừng thực hiện bất cứ một chức phận nào của mình, kể cả chức phận làm chồng!”.

Về số lượng những bài báo, cuốn sách, phim, kịch, các công trình nghiên cứu về mình, Che có thể được coi là người đang giữ kỷ lục trong số những nhân vật nổi tiếng nhất nửa cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, cũng có những thế lực lợi dụng Che để kiếm lời, cố gắng biến anh thành thứ như thể ngôi sao văn hóa pop, thậm chí thành cả… thương hiệu hàng hóa(?!). Tại London chẳng hạn, người ta từng mở cả một tiệm thời trang phụ nữ đắt tiền với cái tên “Che Guevara”…

Không ngẫu nhiên mà 10 năm sau khi qua đời, nhà văn chính trị người Pháp Regis Debray, cũng từng chiến đấu tại Bolivia, từng bị bắt ở đó và bị kết án 30 năm tù, đã nhận xét, đại ý, Che đã bị sát hại hai lần: Lần đầu là bởi đạn của Trung sĩ Teran, lần sau là bởi những người muốn biến anh thành hình tượng khô cứng để bao bọc cho những việc làm lắm khi tư lợi của

Posted in Blogroll | 2 Comments »

Góc cạnh cuộc sống

Posted by isoul trên Tháng Sáu 3, 2007

Hắn thiếu một góc và hắn rất buồn vì điều đó..

Hắn bắt đầu đi tìm góc còn thiếu của mình….vừa đi vừa hát…

“ Ô ta đi tìm góc bị thất lạc

Ta đi tìm góc bị thất lac.

A ha lên đường ta đi tìm góc bị thất lạc…”

Có lúc hắn trân mình chịu nóng thiêu đốt…chịu mưa…

có lúc tuyết làm hắn lạnh cóng…và…mặt trời lại lên…nắng gay gắt…

Có lẽ vì thiếu một góc mà hắn không thể lăn nhanh được…

Có lúc hắn dừng lại nói chuyện với bác giun…hoặc hít hương thơm của hoa…

Có lúc hắn lăn nhanh…vượt qua cả bọ cánh cứng…đôi khi để bọ cánh cứng vượt qua hắn…

Những lúc hạnh phúc là khi bướm ghé chân trên mình hắn….

Hắn vượt qua cả biển cả mênh mông và vẫn nghêu ngao hát …

“ Ta đi tìm góc bị thất lạc

Không ngại chân trời góc bể

Không sợ ngàn dặm xa xôi

Ta muốn tìm lại cái góc bị thất lạc”

Hắn cứ thế đi mãi…vượt qua rừng rậm…trèo đèo…trượt dốc…

Cho đến một ngày…hắn vui mừng reo lên : “ Ôi ta đã tìm được cái góc bị thất lạc”

… “Đợi chút đã” – các góc nhỏ nói

“Tôi không phải cái góc bị thất lạc của anh.

Tôi không là cái góc của ai…tôi là của riêng tôi…mà cho dù là góc thất lạc của ai đó thì cũng không phải của anh đâu”….

… “Ồ…” – hắn nói với giọng buồn buồn- …. “Xin lỗi đã làm phiền”

Và hắn lại tiếp tục lên đường…

Hắn lại gặp một cái góc khác…nhưng…nó nhỏ quá…và một cái khác…nhưng lại quá lớn…cái nữa thì quá nhọn…và một cái nữa…nhưng quá vuông vắn…và…..

Cuối cùng thì hắn cũng tìm được một cái góc xinh xắn và vừa vặn….nhưng vì hắn giữ không chặt …cái góc rơi mất….

Rồi một cái vừa vặn khác….lần này thì hắn lại giữ quá chặt…nó vỡ vụn…

…hắn tiếp tục lên đường…vượt qua không biết bao nguy hiểm…rơi xuống vực…đâm đầu vào đá…

Ngày nọ…hắn gặp một cái góc có vẻ rất hợp…

“Hello”- hắn chào

“Hello” – cái góc chào

“ Bạn có phải là cái góc thất lạc của ai đó không” – hắn hỏi

Cái góc lắc đầu…

“ Thế bạn chỉ là của riêng bạn thôi ư?” – hắn lại hỏi

“…tôi cũng có thể của ai đó mà cũng có thể chỉ là của riêng tôi…” – Cái góc trả lời

“ Vậy bạn có muốn làm cái góc của tôi không”

“….”

“Có thể chúng ta không thực sự khớp với nhau…nhưng…” – hắn lại nói

“ Đừng nói thế” – cái góc nói

…….

“Thế nào”…. “Cảm giác thật tuyệt”…. “Rất hợp”… “Hợp lắm”….”Cuối cùng thì tôi cũng tìm thấy”…..

Hắn bắt đầu lăn về phía trước….

Vì không khuyết góc nào nên hắn lăn nhanh…càng nhanh…nhanh nữa….từ trước đến giờ hắn chưa từng lăn nhanh như vậy…nhanh đến nỗi hắn không thể dừng lại nói chuyện với bác giun…không thể hít hương hoa thơm…bướm cũng không còn ghé chân chân mình hắn…

….hắn không thế hát bài hát trước đây…hắn chỉ có thể hát…. “Ta đã tìm thấy cái góc thất lạc của ta”….rồi…. “Oh….oh…o….”….

Ôi trời…dù đã toàn bích nhưng hắn không thể hát được như trước nữa….

….rồi…hắn dừng lại…tự nhủ… “Phải có nguyên nhân của nó”…. “Mình hiểu rồi” – hắn tự nói với bản than….

…..và….hắn dừng lại…nhẹ nhàng nhả cái góc ra….ung dung đi tiếp…vừa đi vừa khe khẽ hát….

………………

Điều gì ta cần ngẫm nghĩ …???

Trong một xã hội luôn chú trọng vỏ bọc bề ngoài, con người thường có khuynh hướng ngưỡng mộ vẻ ngoài tươi đẹp của người khác và trăn trở về những khuyết điểm của mình.

Nhưng thực tế cho tôi thấy rằng…không có ai có cuộc sống toàn mỹ, không có chút khiếm khuyết nào…

Có người có một gia đình rất hạnh phúc nhưng lại vô sinh…

Có người tài sắc vẹn toàn nhưng lại luôn lận đận trong đường tình duyên…

Có người thật giàu có nhưng con cháu lại không hiếu thuận

Có người có vẻ rất tốt số, toàn gặp may mắn nhưng cuộc sống thực sự lại vô vị, tẻ nhạt…

Mỗi con người đều được Thượng đế tạo ra khiếm khuyết…

Dù bạn không chấp nhận nó thì nó vẫn theo bạn như hình với bóng…

Nếu bạn cũng nhận ra những khiếm khuyết của mình và đã từng băn khoăn về chúng thì giờ hãy mở lòng mình để đón nhận nó

Những khiếm khuyết đó là những cái gai trên người ta để nhắc ta sống khiêm tốn, thông cảm và yêu thương mọi người hơn…

Nếu không biết đến buồn khổ, ta sẽ kiêu ngạo

Nếu không đối mặt với những biến động ta sẽ không thể an ủi những người bất hạnh vì thiếu sự đồng cảm

Tôi tin cuộc sống không nên quá toàn bích…

Một người có khiếm khuyết để đến với một người khác là sự kỳ diệu của tạo hóa…

Trong cuộc đời, bạn đừng mong có mọi thứ….nếu như vậy thì người khác sẽ ra sao?

Khi biết mỗi cuộc đời đều có khiếm khuyết, bạn sẽ không còn so đo với người khác, mà ngược lại, bạn sẽ thấy quý trọng hơn những gì mình có.

Đừng ngưỡng mộ những gì người khác có mà hãy nhìn lại những gì Thượng đế đã dành cho bạn và rồi bạn sẽ thấy những gì bạn có nhiều hơn những gì bạn không có…

Những khiếm khuyết tuy không đẹp nhưng cũng là một phần cuộc đời bạn…Hãy chấp nhận và đối xử tốt với chúng, cuộc sống của bạn sẽ vui vẻ và nhẹ nhàng hơn nhiều…

Nếu bạn là một con trai…bạn sẽ chấp nhận đau đớn để rồi những đau đớn đó kết tinh thành một viên ngọc trai…hay bạn chấp nhận không có ngọc để có cuộc sống yên lành???

Nếu bạn là một con chuột, chợt phát hiện mình đang bị kẹt trong cái bẫy chuột mà trước mặt là một miếng phômai thơm phức…bạn sẽ ăn hay bỏ đó???

Trước đây vật dụng dùng để đựng tiền làm bằng sứ, khi đã đầy tiền và muốn lấy ra bạn phải đập vỡ nó…Nếu có một vật dụng như vậy, bạn không bỏ tiền vào và sẽ không bao giờ phải đập vỡ nó để lấy tiền…Nó sẽ lành lặn….và rồi trở thành một món đồ cổ quý giá….bạn có muốn làm vậy không?

Hãy ghi lại tất cả những băn khoăn của bạn và trả lời cho chúng…

Đến khi câu trả lời của bạn không thay đổi nữa…khi đó bạn đã đủ chín chắn…

Hãy tìm một người hiểu bạn….và mong bạn sẽ là người hiểu người đó…

Người thông minh luôn thích đoán tâm sự của người khác…

Tuy lần nào cũng đoán đúng những lại đánh mất cái tâm của mình…

Người ngốc nghếch lúc nào cũng thích mở trái tim mình…tuy bị thiên hạ nhạo báng nhưng lại được trái tim của mọi người…

Cá nói : Anh không nhìn thấy nước mắt của tôi vì tôi sống trong nước

Nước nói : Tôi có thể cảm nhận được nước mắt của bạn vì bạn trong trái tim tôi

Posted in Blogroll | Leave a Comment »