MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI !

KHI YÊU THƯƠNG ĐƯỢC CHO ĐI CŨNG LÀ KHI YÊU THƯƠNG CÓ THỂ ĐƯỢC GIỮ LẠI MÃI MÃI !

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 7)

Posted by isoul trên Tháng Tám 4, 2007

vận động cả việc “đi tiêu nhớ mang theo cây cuốc” nữa. Ở rừng, chị vận động được một buôn

người dân tộc biết vào trạm xá khám thai, sinh nở.

Không chỉ để lại tình thương cho Đức Phổ, chị còn để lại những vần thơ nằm mãi trong lòng

người ở đây. Anh Trần Văn Trường, một trong những người thân thiết của chị Trâm, ở Quy

Thiện, Phổ Hiệp, hiện là phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh Quảng Ngãi, đã chép gửi cho

chúng tôi một bài thơ của chị.

Chúng tôi hỏi: “Anh ghi ở đâu mà còn?”. Anh chỉ vào đầu, nói: “Trong đầu chớ đâu? Còn, còn

mãi”. Đó là bài thơ khi một lần chị rời Phổ Hiệp đi công tác về bắc Quảng Ngãi đã viết gửi tặng

các em thiếu niên ở xã: “…Chị đi xa cửa xa nhà / Đến đây chị đã coi là quê hương / Nhớ sao

những buổi giặc càn / Tiếng la, tiếng mõ ầm vang cả trời…”.

Ở Phổ Cường có món cua đồng rán, cua đồng lăn mắm rất ngon, bà con thường ăn. Thường ăn,

ấy vậy mà có người mãi đến giờ cứ mỗi lần ăn cua đồng lại nhớ đến chị Trâm, nhớ đến bài thơ

chị Trâm để lại: “Ninh, em có nhớ chị không? / Chị nhớ em mãi cua đồng rán thơm / Mỗi lần tới

bữa ăn cơm / Chị lại thầm nhớ mùi thơm cua đồng…”.

Ba mươi lăm năm, nằm trong lòng đất lạnh, dĩ nhiên chị không còn “tới bữa ăn cơm” nữa, không

còn “thầm nhớ mùi thơm” nữa, nhưng chị Ninh (Tạ Thị Ninh) thì vẫn nhớ chị, mỗi lần tới bữa

cơm có món cua đồng. Có đêm, chị Ninh ra ngồi ở đầu hè nhìn ra chỗ chuồng vịt, nơi ngày xưa

có căn hầm chị Trâm ở, rồi nhẩm đọc bài thơ và không cầm được nước mắt…

Trang nhật ký cuối cùng của BS Đặng Thùy Trâm ghi ngày 20-6-1970. Đó là ngày kinh

khủng: trạm xá bị bom phá tan hoang chỉ còn lại tám người, năm thương binh nặng và ba

phụ nữ. “Cuối cùng cũng phải hai người đi. Chị Lãnh và Xâng ra đi…”. Như vậy chỉ còn

mình chị Trâm và năm thương binh. Đến ngày 22-6-1970 thì chị hi sinh trên đường… Điều gì

đã đến với chị trong ngày, đêm 21-6? PV Tui Tr đã đi tìm…

HÀNG CHC NGUYÊN – DUY THÔNG

61

Ngày 21-6 ca ch Trâm…

TT – Trang nht ký cui cùng ca ch Trâm ghi

ngày 20-6-1970. Theo báo cáo quân s ca tiu

đoàn 4, sư đoàn b binh 21 ca M trong thi kỳ

ch Trâm hot đng Đc Ph (Qung Ngãi) thì

ch Trâm hi sinh vào lúc 17g20 ngày 22-6-1970.

Chị Đặng Kim Trâm, em chị Trâm, cũng viết: “Nhật

ký chấm dứt ở ngày 20-6-1970. Hai ngày sau, ngày 22-

6-1970, chị tôi hi sinh. Mấy tháng sau gia đình tôi mới

biết tin dữ…”. Vậy ngày 21-6 của chị Trâm ra sao?

Người duy nhất chứng kiến cái chết của chị Trâm là chị Nguyễn Thị Kim Liên, hiện ở thị xã

Quảng Ngãi. Năm 1970 chị Liên 20 tuổi, là bộ đội thuộc huyện đội Đức Phổ, được đưa qua trạm

xá học. Chị vừa phục vụ bệnh nhân vừa học được vài ba tháng thì sự việc đau đớn ấy diễn ra…

Ngày 25-7 vừa qua, chúng tôi đến thăm chị và chị đã kể với chúng tôi về trường hợp chị Trâm bị

Mỹ sát hại. Hôm ấy, ở Phổ Cường cũng báo lên là trạm xá bị lộ, phải dời. Buổi sáng hôm đó, từ

trạm xá chị Trâm và hai anh bộ đội, cùng là học viên của trạm xá, vượt qua một hòn núi đến địa

điểm mới để chuẩn bị dời trạm xá.

Ở đó đã có anh Đạt, phụ trách trạm xá, đến trước. Ba anh em (anh Đạt, chị Liên và chị Trâm)

ngồi bàn xong công việc, lấy một hộp sữa đốt lên cùng ăn. Ăn xong, khoảng 2 giờ chiều, chị và

chị Trâm theo đường rừng trở về trạm xá. Chị Trâm đi trước, vừa đi vừa kể chuyện. Khi lên con

dốc, ra đường mòn thì hai chị gặp Mỹ. Thấy tên Mỹ đen rất gần, chị Liên vừa kêu lên: “Chết,

Mỹ, chị Hai ơi!” vừa nhảy lăn xuống vực.

Súng nổ, chị băng rừng tìm về chỗ anh Đạt, quần áo rách tơi tả. Anh Đạt dẫn chị ra chỗ bìa rừng

nghe ngóng tình hình. Mấy hôm sau tìm trở lại nơi ấy, chị thấy chiếc áo đen của chị Trâm bị

chúng xé đôi đem treo vất vưởng trên cây (sau đó chị Liên lấy chiếc áo ấy may lại mặc mãi, giữ

trên 20 năm đến khi quá cũ chị mới bỏ).

Nhiều bạn đọc đọc kỹ nhật ký của chị Trâm, nhất là những ngày cuối cùng mà Tuổi Trẻ trích

đăng trong số báo ra ngày thứ ba, ngày 26-7-2005, sau khi biết thông tin trên đã nêu thắc mắc

với chúng tôi: Nhật ký của chị cho thấy đó là những ngày căng thẳng tột độ, bom thả, rocket

62

phóng xuống, trạm xá phải di chuyển. “Số lực lượng khỏe mạnh đã đi hết ”, “mọi người gồng

gánh ra đi”, “trạm xá chỉ còn lại năm thương binh nặng cố định và bốn chị em nữ…”.

Rồi tiếp theo là một chính trị viên ra đi. Ba chị còn lại, ngoài lúc ăn cơm mỗi người ngồi một góc

để theo dõi phát hiện địch. Mọi người ra đi hẹn sẽ trở về gấp để đón các chị và năm thương binh,

nhưng rồi chín ngày trôi qua không thấy ai trở lại. Đến ngày thứ 10 thì “gạo chỉ còn ăn một bữa,

chiều nữa là hết”. Không thể ngồi nhìn thương binh đói được, các chị bàn bạc phải đi. Cuối

cùng, “chị Lãnh và Xăng ra đi”. Chị Trâm nhìn theo hai chị lội qua suối mà “nước mắt mình

rưng rưng”…

Như vậy, đến chiều 20-6 chỉ còn mỗi mình chị Trâm cùng năm thương

binh ở trạm xá. Rồi ngày 21 diễn ra thế nào mà đến ngày 22-6 thì chị

Liên ở trạm xá cùng với chị Trâm và hai bộ đội đi đến địa điểm mới?

Trước đó chị Liên ở đâu? Hai anh bộ đội ở đâu? Chúng tôi đem thắc

mắc này hỏi chị Liên may ra chị có nhớ thêm gì không, nhưng chị vẫn

khẳng định là hôm ấy chị vẫn ở trạm xá và chị cùng với chị Trâm từ

trạm xá đi, trạm xá chưa dời, chỉ mới đi tìm địa điểm để dời…

Chị Lãnh đã hi sinh nhưng chị Xăng vẫn còn. Liên hệ với rất nhiều

người, cuối cùng chúng tôi đã gặp được chị Xăng. Té ra chị đã ở tuổi bà,

75 tuổi. Hồi ấy bà làm chị nuôi (cấp dưỡng), đúng tên là Lê Thị Xâng,

người Phổ Minh, hiện ở thị xã Quảng Ngãi. Nói đến chị Trâm, bà khóc.

Trước đó xem tivi, thấy ảnh chị Trâm, bà cũng khóc. Chúng tôi cố đọc

đi đọc lại nhật ký của chị để bà nhớ lại rõ ràng những ngày tháng ấy,

nhưng thật tiếc bà không nhớ cụ thể.

Hai hôm sau, bỗng tôi nhận được điện thoại của bà. Bà mừng rỡ báo:

“Cậu gì nhà báo đó hả? Đến ngay nhà tôi đi, tôi nhớ ra rồi, hôm đó…”.

Chúng tôi vội vã đến gặp bà ngay. “Ngủ không được, cậu à – bà nói,

Nghĩ qua nghĩ lại miết. Nghĩ tới đâu thương cô Trâm tới đó…”. Nói đến

chị Trâm, bà lại khóc. Đợi cảm xúc bà lắng xuống, tôi gợi lại: “Thế

chiều hôm đó cô đi với chị Lãnh…”. Bà gật gật đầu: “Nhớ lại rồi, mấy

ngày đó khủng khiếp lắm. Ba chị em bàn qua tính lại mãi, phải đi kiếm

rau củ gì ăn, cho thương binh ăn…”.

Cuối cùng, ba chị em quyết định: chị Xâng rành địa bàn, dẫn chị Lãnh cùng đi. Chị Trâm phải ở

lại lo cho thương binh. Buổi chiều, chị Lãnh, chị Xâng lội qua dòng suối ra đi, như chị Trâm ghi

63

trong nhật ký, chị đứng nhìn theo nước mắt rưng rưng. “Phần tui và chị Lãnh cũng vậy, nhìn cổ ở

lại, hai chị em không ai cầm được nước mắt…” – bà Xâng kể.

Biết đường, bà Xâng dẫn chị Lãnh băng rừng tìm đến một buôn người dân tộc, gặp rẫy mì của

“ông gì đó, quên tên rồi, thỉnh thoảng ông có đến trạm xá ”. Ổng hỏi: “Mỹ đang đánh mà “con

yên” đi đâu?”. Biết chút ít tiếng dân tộc, bà Xâng nói: “Bót ngót dí dá…” (đói quá…). Nghe vậy,

ổng nhổ cho mấy bụi củ mì. Đến tối, bom đạn ngơi dần, chị Xâng và chị Lãnh trở về. Ba chị em

mừng quá, lại khóc. Đêm ấy, dưới một nóc hầm, che mấy tấm nilông chị Xâng nấu một nồi khoai

mì.“Rồi qua ngày hôm sau, ngày 21?” – chúng tôi hỏi. Bà Xâng nhíu trán: “Không nhớ rõ lắm

nhưng hình như hôm sau tụi nó rút, nhiều người trở về…”.

Chúng tôi trở lại nhà chị Liên, kể chị nghe những điều bà Xâng đã kể và đưa những dòng nhật ký

của chị Trâm cho chị đọc lại. Trầm ngâm, chị nói: “Qua nhiều trận ác liệt quá, không thể nhớ hết

được. Tôi chỉ nhớ chính xác từ lúc tôi, chị Trâm và anh Đạt nướng hộp sữa ăn rồi đi, rồi chị

Trâm bị bắn… Ừ, hình như trước hôm đó tôi và mấy anh về lại trạm xá”.

Như vậy có thể ngày 21 tình hình im ắng, thông đường, số người đưa anh em thương binh nhẹ đi

trước mới trở về trạm xá được, trong đó có hai anh em bộ đội, chị Liên, anh Kỳ.

Anh Kỳ, một y tá rất giỏi, ở trạm xá lâu năm. Mọi chuyện mổ xẻ đều do một tay anh. Chị Trâm

là bác sĩ chuyên khoa mắt nên lúc mới về việc “cưa, cắt” chị vẫn giao cho anh. Vài năm sau ngày

chị Trâm mất, anh rời trạm xá. Dần dần người ta ít nhắc đến anh. Những ngày ở Quảng Ngãi

chúng tôi đã tìm được chỗ ở của anh và liên lạc qua điện thoại (anh vào lập nghiệp ở Võ Su,

Tánh Linh, Bình Thuận từ nhiều năm trước).

Sau khi chúng tôi nhắc đi nhắc lại những ngày cuối cùng của chị Trâm ở trạm xá, ông nói: “Trạm

xá bị đánh liên tục, bị dồn liên tục, thật tình không thể nhớ hết. Nhưng hồi chị Trâm chết, ờ ờ,

chúng tôi dời đi rồi về…, có buổi họp phân công chị Trâm về Phú Cường liên hệ với du kích lên

chuyển thương binh nặng…”.

Hầu như những người từng làm ở trạm xá cùng thời với chị Trâm hiện còn sống, chúng tôi đã

liên hệ hết. Nhưng những người kỳ cựu như anh Khương (hiện ở Sa Huỳnh, Quảng Ngãi), những

ngày tháng sáu ấy lại đi học; như anh Thông (hiện ở thị trấn Đức Phổ, hồi ấy thường được gọi là

Tho) khi ấy lại về dân y tỉnh cõng thuốc, chị Phượng đã chuyển về dân y tỉnh trước đó..

35 năm đi qua, những ngày ấy ngày nào cũng là ngày căng thẳng, chống chọi với cái sống, cái

chết, cái thiếu, cái đói, làm sao ai có thể nhớ trọn vẹn? Biết thế nhưng khi đi tìm ngày 21-6-1970,

64

ngày cuối cùng của chị Trâm, không được ai kể lại, vẽ lại hình ảnh chị chúng tôi thấy tiếc và

buồn. Gom hết các lời kể, chúng tôi chỉ có thể hình dung: ngày 21, những người đưa thương binh

nhẹ ra đi trước đó đã trở về. Chị Trâm được đưa lên địa điểm mới để xem, lo chuyện chuyển

thương binh nặng, và khi ra về thì…

Không được kể cụ thể nhưng chắc ai cũng biết: 10 ngày chị đã ở giữa một vùng chết để lo, để

cùng chết, cùng sống với năm người thương binh nặng, cũng như từ khi đặt chân đến Đức Phổ

chị đã từng “lo”, đã từng “cùng” như thế nên ngày cuối cùng của chị cũng vậy. Chị đi đâu, chị

đến đâu và hi sinh, chắc chắn cũng là vì những người thương binh… Chị là thế!

Viên sĩ quan quân báo giờ đã là tiến sĩ Frederic Whitehurst vừa gửi những dòng tâm sự của

mình đến Tui Tr. Từng là đối phương, nhưng trong ký ức về Đặng Thùy Trâm của người

lính Mỹ Frederic luôn tự hỏi tại sao chúng ta tàn sát lẫn nhau trong khi chúng ta đều có ước

mơ, có gia đình, chúng ta khóc, chúng ta yêu thương? Tại sao chúng ta không thể trở thành

anh em, bạn bè?…

HÀNG CHC NGUYÊN – VÕ QUÍ CU – TRÀ NINH

65

Tôi đã mang theo sut 35 năm…

 

(Thư của tiến sĩ FREDERIC WHITEHURST gửi riêng cho

Tui Tr)

TT – Các bạn trẻ thân mến! Ngày nay chúng ta có tm nhìn

hn hp, và dường như nhng t ng ca Thùy dy cho

chúng ta thy rng nhng tin nghi, vui thú ca ngày hôm

nay không phi t nhiên mà có, đó là thành qu t s hi sinh

to ln ca hàng bao nhiêu người.

Một điều vô cùng quan trọng là không chỉ có thế hệ trẻ ở VN mà

thế hệ trẻ thế giới cũng cần phải được đọc câu chuyện của Thùy

Trâm.

Những từ ngữ của Thùy còn nói với thế giới rằng chúng ta đều giống nhau, chúng ta có ước mơ,

có gia đình, chúng ta có những nỗi sợ hãi, chúng ta khóc, chúng ta yêu thương. Thùy Trâm sẽ

khiến chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta tàn sát lẫn nhau trong khi chúng ta giống nhau đến thế.

Việc Mỹ xâm lược VN thì được lợi lộc gì? Sẽ mất gì nếu đơn giản chúng ta không tham gia

chiến tranh? Tại sao người phải giết người thay vì có thể trở thành anh em nếu như đó không

phải là vì chiến tranh?

Thùy khiến chúng ta phải suy nghĩ. Gia đình Thùy đã chấp nhận tôi, một người đã từng là kẻ thù.

Việc làm này cho thấy điều gì về lòng tốt của gia đình Thùy Trâm và những con người VN?

Thùy khiến chúng tôi phải suy nghĩ.

Hỡi các bạn trẻ!

Cách đây rất lâu rồi, tôi rời đại học để tham gia quân ngũ, không phải vì tôi theo chủ nghĩa yêu

nước, mà tôi muốn tìm lối thoát cho việc học đã trở thành gánh nặng. Tôi xung phong tham gia

chiến đấu tại VN. Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên tôi nhận ra sai lầm của quyết định xuất phát từ

cách suy nghĩ giản đơn ấy khi đang tập xuyên những lưỡi lê vào lốp ôtô, được huấn luyện để hò

hét và giết chóc bằng vũ lực. Cảm nhận rằng tôi sẽ tước đoạt cuộc sống của ai đó khiến tôi sợ

hãi.

Và rồi tôi đã tìm kiếm những lý do khiến tôi có thể sẵn sàng chiến đấu. Tôi lắng nghe những câu

chuyện tuyên truyền về tội ác của chủ nghĩa cộng sản, về lý thuyết đôminô nói rằng toàn bộ châu

66

Á sẽ rơi vào tay cộng sản nếu VN bị họ thống trị, về nhu cầu tài nguyên thiên nhiên, về những

đồng đội đã chết. Tôi đã có được rất nhiều lý do để khỏa lấp. Nhưng không lý do nào thật sự

thuyết phục được tôi. Tôi bắn vào người khác vì họ bắn vào tôi. Tôi hủy hoại cuộc sống vì mạng

sống của tôi bị đe dọa. Tôi không bao giờ ngừng hỏi tại sao và không bao giờ tìm được câu trả

lời thích đáng.

Điều tôi đã tìm được là mảnh đất đẹp đẽ chưa từng thấy. Một mảnh đất khiến bạn phải hụt hơi,

phải chùng gối, tác động lên toàn bộ giác quan của con người, giống như một giấc mơ rực sáng

về thiên đường. Một mảnh đất đầy ắp những con người hiền lành tìm thấy niềm vui ở những điều

giản dị nhất, nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu bạo liệt để bảo vệ những gì đã thuộc về họ.

Điều tôi tìm thấy hôm nay là một mảnh đất đã và đang là nơi cư ngụ của sự tha thứ cho những

cuộc tàn sát trong quá khứ mà đến nay vẫn còn gây ảnh hưởng. Đó là bom mìn giết chết bao trẻ

em khi chúng đi bộ qua những cánh đồng, và những chứng bệnh kéo dài do chất độc da cam.

Điều tôi tìm thấy mạnh mẽ đến nỗi đến tận hôm nay tôi vẫn còn nhớ rõ những ngôi làng nhỏ như

Nga Mân và Nhơn Phước ở huyện Đức Phổ như thể hôm qua tôi vẫn còn

ở đó, ở nhà của tôi.

Và như vậy, tuổi trẻ ngày hôm nay sẽ học được gì từ cuốn nhật ký của

một nữ anh hùng, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, kẻ thù của tôi từ nhiều năm

trước, người có cuốn nhật ký tôi đã mang theo suốt 35 năm nay, hi vọng

một ngày nào đó sẽ trả nó về với gia đình và đất nước của cô?

Thời bây giờ là của những thú vui, của những đồ chơi, của ôtô, tiếng ồn,

giao thông tắc nghẽn, khói tràn ngập thành phố, sự mất phương hướng,

sự hối tiếc về cái giá của tự do đến từ các nước phương Tây.

Hãy đọc câu chữ của Thùy Trâm để hiểu được sự hi sinh đến tận cùng vì

Tổ quốc của một nữ anh hùng, để đánh giá đúng đắn về giá trị của những đồ chơi và ôtô, để trở

lại với cách sống của Thùy Trâm, một cách nhìn vì Tổ quốc của mình, tôn trọng gia đình, khao

khát được giúp đỡ một ai đó, dù có phải trả giá bằng mạng sống.

Thùy nói với các bạn rằng cô ấy là một cô gái bình thường với rất nhiều nỗi sợ hãi cũng như tất

cả chúng ta, cũng ham thích những điều chúng ta ham thích. Nhưng Thùy cũng nói với các bạn

rằng còn có một điều gì đó còn quan trọng hơn cả cuộc sống của cô ấy khiến cô ấy sẵn sàng hi

sinh khi cần thiết. Gần đây, tôi đọc trên một tờ báo rằng tướng Giáp có nói thách thức hiện tại

của VN không phải là sự xâm lược từ bên ngoài mà chính là sự đói nghèo.

67

Các bạn trẻ, với điều bạn học được từ những gì cô ấy viết, hãy chiến đấu chống đói nghèo với

lý tưởng của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, bằng cách hi sinh những niềm vui tầm thường. Hãy

chiến đấu cho những người đồng hương với lòng nhiệt huyết của một người lính giải phóng

quân, giống như bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Hãy xem Tổ quốc các bạn cần gì trước khi tính

toán đến nhu cầu của bản thân và nuôi dưỡng tinh thần của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

Và gửi tới tất cả những người có thể cho rằng những dòng chữ này là lố bịch, vô nghĩa của một

người lính cổ xưa không còn hữu dụng nữa, tôi đề nghị các bạn hãy cứ đọc nhật ký của Đặng

Thùy Trâm, và cuộc sống của bạn sẽ thay đổi mãi mãi. Cuộc sống của tôi đã như vậy rồi.

FREDERIC WHITEHURST

Người con gái ấy không tự nhiên sinh ra đã là anh hùng. Trong ngôi nhà mà chị đã chào đời,

trong ánh mắt của người mẹ đã sinh ra và nuôi dạy chị, trong ký ức của những chị em gái,

Thùy Trâm đã có một tuổi thơ tuyệt vời. Bất chấp những khó khăn và đạn bom thời chiến, gia

đình bé nhỏ ấy đã tạo dựng cho thế hệ sau một người anh hùng thật sự từ những chuyện giản

dị nhất, hằng ngày, hằng tháng. Trước khi tạm biệt Thùy Trâm và những trang nhật ký của

chị, mời bạn đọc gặp lại người mẹ già và những người thân của nữ bác sĩ, những người mà

với họ, Thùy Trâm chỉ như là người đi vắng, vừa hôm qua.

Ngày 4-5-2005,

Trích thư Frederic gửi Hiền Trâm và Hồ (em gái và em rể của chị Thùy Trâm)

Đây đúng là mt chuyn c tích…

Đây đúng là một chuyện cổ tích. Hằng ngày tôi làm nhiệm vụ luật sư tại tòa, nhưng từ thứ hai

vừa rồi tôi không thể nghĩ đến điều gì khác ngoài Thùy Trâm. Tôi phải lặng lẽ nghĩ bởi vì mặc

dù tìm thấy gia đình Đặng của tôi là một niềm vui to lớn nhưng trong tim tôi có cả nỗi buồn trĩu

nặng vì Thùy Trâm đã mất đi. Và vì tôi đã bắt đầu già nên nước mắt rất dễ tuôn trào và điều tôi

khóc ở tòa là rất không thích hợp.

Vì thế suốt ngày tôi lặng lẽ nghĩ về Thùy. Trong những năm ấy cuốn nhật ký của Thùy Trâm trải

qua một cuộc chu du chắc các bạn sẽ thấy khá thú vị. Hồi ở VN tôi luôn giữ hai cuốn nhật ký bên

mình. Trước khi rời VN về Mỹ tôi đã đưa nó cho một người bạn ở cùng đơn vị hồi ở Đức Phổ.

Anh ấy lấy vợ người Việt và tôi nhờ chị dịch hộ ra tiếng Anh.

68

Khi tôi về tới nhà anh ấy gửi cho tôi bản dịch và hỏi tôi có muốn nhận lại cuốn nhật ký không.

Tôi cảm thấy có lẽ để anh ấy giữ thì tốt hơn vì anh ấy là luật sư. Thời gian trôi qua. Năm 1982

tôi học xong đại học và vào làm việc cho FBI. Cả tôi cùng anh tôi đều đọc bản dịch cuốn nhật

ký. Nhưng làm thế nào để tìm được gia đình Thùy Trâm? Chúng tôi không biết.

Việc tôi vào làm việc cho FBI khiến tôi phải ngừng tìm kiếm mất mười năm. Tôi đã hỏi và tìm

kiếm thông tin, nhưng thời gian sau chiến tranh ở VN gần như người ta không thể tìm được ai.

Tôi biết Hà Nội đã bị ném bom và sợ rằng gia đình Thùy Trâm chết hết rồi. Năm 1992, tôi sống

ở Washington.

Có một nhà báo viết cho tờ Bưu Điện Washington đã viết một bài báo tên là “Người xa lạ giữa

quê hương xa lạ”. Hồi nhỏ anh ấy sống ở Hà Nội và khi trở về anh thấy tuổi thơ của mình đã

hoàn toàn mất đi. Tôi liên lạc với anh ta, anh ta nói rằng có thể gia đình Thùy Trâm đã chết trong

chiến tranh. Tuy nhiên tôi và anh Robert thấy đồng bào của Thùy Trâm cần phải biết chị là một

anh hùng. Robert và tôi nói với nhau chuyện này trong bao năm.

Chúng tôi quyết định nếu hai cuốn nhật ký đã được dịch sang tiếng Anh thì cũng có thể xuất bản

thành sách để cả thế giới sẽ đọc nó, vậy là chúng tôi cũng hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế tôi gọi

điện cho người bạn đã dịch hộ cuốn nhật ký, nhưng anh trả lời hình như đã gửi trả lại cho tôi từ

lâu. Tôi tin anh ấy và đã lục tìm khắp nơi rất lâu nhưng không tìm thấy hai cuốn nhật ký. Vì thế

tôi nghĩ có thể trong bao lần vợ chồng tôi chuyển nhà khắp nước quyển nhật ký đã bị thất lạc.

Thế rồi cách đây vài năm người bạn đó gọi điện báo tin rằng trong khi lục lọi đống hồ sơ luật lưu

trữ từ năm 1966 anh ấy tìm thấy hai cuốn nhật ký. Chúng vẫn nằm nguyên trong cái phong bì mà

tôi đã gửi cho anh. Anh ấy hỏi tôi có muốn lấy lại không. Tôi trả lời tôi rất muốn lấy lại, nhưng

xin anh đừng gửi bằng đường bưu điện bởi vì có thể bị thất lạc mà chúng thì vô cùng quí giá.

Vậy là tôi bay đi California để tự mình nhận hai cuốn nhật ký. Lúc đó tôi đã có máy tính và máy

quét.

Tôi bèn quét hai cuốn nhật ký cùng những bức ảnh và gửi bản quét cho Robert để anh ấy dịch

lại. Mấy năm nay Robert vẫn dịch hai cuốn nhật ký. Sau đó Robert tìm thấy trên một trang ở cuối

cuốn sổ tên và địa chỉ cha mẹ cô (hoặc chúng tôi đoán thế). Mấy năm sau này một người bạn của

chúng tôi đã liên lạc được với gia đình BS Thùy Trâm ở Hà Nội và nói rằng gia đình cô vẫn còn

sống, hiện đang làm việc ở một bệnh viện cách Hà Nội 8km về phía nam…

Đó là chuyện về cuộc phiêu lưu của cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Bởi vì trong 35

69

năm qua cuốn nhật ký chỉ được mở ra vài lần – có lẽ không quá mười lần nên chúng gần như còn

nguyên như hồi Thùy Trâm viết vào đó lần cuối cùng. Giấy bắt đầu bị rạn và phải thật cẩn thận

khi cầm nó nhưng nét chữ vẫn còn rất rõ như các bạn có thể thấy trong đĩa CD…

FRED

Một bình luận to “Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 7)”

  1. xe audi a5 sportback 2013

    Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phần 7) « MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI !

Bình luận về bài viết này